Đến nay tình hình đã ổn định trở lại. Qua đó cho thấy đây là một bài học kinh nghiệm cần được lưu ý.
Bài học kinh nghiệm về công khai, minh bạch
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa, bài học kinh nghiệm là tính công khai, minh bạch trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất đai. Đó là trách nhiệm của ngành tài nguyên môi trường, quy hoạch kiến trúc và của các quận huyện. “Phải công khai đến tận cơ sở và thường xuyên cập nhập các điều chỉnh. UBND TP cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đến tháng 12-2017 phải hoàn tất phần mềm tra cứu tình trạng đất đai. Người dân khi có nhu cầu tra cứu chỉ cần dùng điện thoại thông minh là biết được tình trạng thửa đất đó, tránh các thông tin mù mờ và hạn chế được nguy cơ bị lừa, bị thổi giá khi giao dịch nhà đất”, đồng chí Lê Văn Khoa nhấn mạnh.
Bài học kinh nghiệm về công khai, minh bạch
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa, bài học kinh nghiệm là tính công khai, minh bạch trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất đai. Đó là trách nhiệm của ngành tài nguyên môi trường, quy hoạch kiến trúc và của các quận huyện. “Phải công khai đến tận cơ sở và thường xuyên cập nhập các điều chỉnh. UBND TP cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đến tháng 12-2017 phải hoàn tất phần mềm tra cứu tình trạng đất đai. Người dân khi có nhu cầu tra cứu chỉ cần dùng điện thoại thông minh là biết được tình trạng thửa đất đó, tránh các thông tin mù mờ và hạn chế được nguy cơ bị lừa, bị thổi giá khi giao dịch nhà đất”, đồng chí Lê Văn Khoa nhấn mạnh.
Giá đất nền tăng cao, trên đường Cây Keo (phường Tam Phú, quận Thủ Đức), nhiều chủ đầu tư đã xây tường gạch giả làm nhà để làm thủ tục chia nhỏ lô đất
Về tình hình chống ngập, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho biết, mùa mưa năm nay đến sớm với nhiều trận mưa có vũ lượng lớn. Đơn cử, trận mưa ngày 22-5 đã gây ngập ở 22 tuyến đường. Nhiều tuyến đường ngập kéo dài hơn 2 giờ do rác thải bít hệ thống thoát nước.
Ngoài ra, việc xử lý hành vi lấn chiếm hệ thống thoát nước vẫn chưa nhiều. Đồng chí Lê Văn Khoa cho biết, năm trước, lãnh đạo TPHCM đã đi kiểm tra và yêu cầu xử lý tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, song thực tế chuyển biến rất chậm. Vì vậy, đồng chí Lê Văn Khoa yêu cầu Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM rà soát lại, đặt lộ trình giải quyết và báo cáo cho lãnh đạo UBND TP. “Dự án chống ngập do triều được Công ty Trung Nam thực hiện (tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng - PV) sẽ hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, để dự án phát huy tác dụng thì phải có hệ thống bơm dẫn nước tốt để đảm bảo bơm ra ngoài”, đồng chí Lê Văn Khoa lưu ý thêm.
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận định, trong tháng 5-2017, TPHCM tiếp tục điều hành hoạt động kinh tế hiệu quả, giữ vững tăng trưởng. “Nếu tính riêng 4 ngành công nghiệp chủ lực của TPHCM (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực - thực phẩm) ước tăng 9,68% so với cùng kỳ và cao hơn so với toàn ngành.
Vì vậy, Sở Công thương phải tính đến các sản phẩm chủ lực công nghiệp của TPHCM nhằm xây dựng thương hiệu cho TPHCM”, đồng chí Nguyễn Thành Phong thông tin.
Hiện mỗi tháng TPHCM có hơn 3.000 doanh nghiệp mới thành lập và trong 5 tháng qua có 283 dự án nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đồng chí Nguyễn Thành Phong đánh giá triển vọng thu hút các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... còn rất cao. Vì vậy cần quan tâm hơn đến môi trường đầu tư và các khoản chi phí không chính thức, mức độ tiếp cận đất đai.
Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Thành Phong cũng lưu ý về tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chiếm 81%, trong khi đó doanh nghiệp sản xuất là lĩnh vực quan trọng tạo ra nhiều giá trị vật chất, tạo công ăn việc làm ổn định, lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
“Các doanh nghiệp sản xuất tạo ra nhiều giá trị vật chất, tạo công ăn việc làm ổn định nên TPHCM tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sản xuất hoạt động thuận lợi, mở rộng quy mô”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định.
Doanh nghiệp thành lập mới hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (42,6%); tiếp theo là buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 20,7%)... “Vì vậy, trong cơ cấu phát triển 500.000 doanh nghiệp phải ưu tiên phát triển doanh nghiệp sản xuất. Các ban, ngành, địa phương cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sản xuất hoạt động thuận lợi, mở rộng quy mô. Quan trọng hơn, TPHCM kiên quyết không để doanh nghiệp gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Về các lĩnh vực khác (văn hóa, y tế, đất đai...), đồng chí Nguyễn Thành Phong cũng lưu ý cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rốt ráo thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP; giải quyết dứt điểm thắc mắc, khiếu nại của người dân.
Sau cơn mưa kéo dài chiều 20-5, nhiều tuyến đường ở TPHCM ngập sâu.
Không để gian lận thương mại có đất sống
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận định, trong tháng 5-2017, TPHCM tiếp tục điều hành hoạt động kinh tế hiệu quả, giữ vững tăng trưởng. “Nếu tính riêng 4 ngành công nghiệp chủ lực của TPHCM (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực - thực phẩm) ước tăng 9,68% so với cùng kỳ và cao hơn so với toàn ngành.
Vì vậy, Sở Công thương phải tính đến các sản phẩm chủ lực công nghiệp của TPHCM nhằm xây dựng thương hiệu cho TPHCM”, đồng chí Nguyễn Thành Phong thông tin.
Hiện mỗi tháng TPHCM có hơn 3.000 doanh nghiệp mới thành lập và trong 5 tháng qua có 283 dự án nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đồng chí Nguyễn Thành Phong đánh giá triển vọng thu hút các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... còn rất cao. Vì vậy cần quan tâm hơn đến môi trường đầu tư và các khoản chi phí không chính thức, mức độ tiếp cận đất đai.
Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Thành Phong cũng lưu ý về tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chiếm 81%, trong khi đó doanh nghiệp sản xuất là lĩnh vực quan trọng tạo ra nhiều giá trị vật chất, tạo công ăn việc làm ổn định, lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
“Các doanh nghiệp sản xuất tạo ra nhiều giá trị vật chất, tạo công ăn việc làm ổn định nên TPHCM tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sản xuất hoạt động thuận lợi, mở rộng quy mô”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định.
Doanh nghiệp thành lập mới hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (42,6%); tiếp theo là buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 20,7%)... “Vì vậy, trong cơ cấu phát triển 500.000 doanh nghiệp phải ưu tiên phát triển doanh nghiệp sản xuất. Các ban, ngành, địa phương cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sản xuất hoạt động thuận lợi, mở rộng quy mô. Quan trọng hơn, TPHCM kiên quyết không để doanh nghiệp gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Về các lĩnh vực khác (văn hóa, y tế, đất đai...), đồng chí Nguyễn Thành Phong cũng lưu ý cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rốt ráo thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP; giải quyết dứt điểm thắc mắc, khiếu nại của người dân.
Sở GTVT: Ống gang Trung Quốc không ảnh hưởng đến chất lượng nước
Tại buổi họp báo định kỳ do UBND TPHCM tổ chức sáng 29-5, ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) có báo cáo cho biết TP đã sử dụng đường ống cấp nước do Trung Quốc sản xuất đã 16 năm nay. Đến nay, tổng chiều dài đường ống nước là hơn 249km, chiếm khoảng 53% trong hệ thống đường ống gang cấp nước của TP. Việc sử dụng đường ống tuân thủ theo quy định về xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và không ảnh hưởng đến việc cấp nước mới. Ngoài ra, Sawaco cũng cho biết định kỳ phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM kiểm tra chất lượng nước trên mạng lưới và cho thấy chất lượng nước đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Vì vậy, không có tình trạng sử dụng ống gang Trung Quốc làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Trước câu hỏi, nếu việc sử dụng đường ống cấp nước do Trung Quốc sản xuất gây ra vấn đề về sức khỏe cho người dân thì đơn vị nào chịu trách nhiệm, ông Nguyễn Văn Tám cho hay, chủ đầu tư và đơn vị chủ quản của đường ống cấp nước phải chịu trách nhiệm trước chính quyền và nhân dân TPHCM.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết thêm, Sawaco có báo cáo khẳng định đường ống đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nhưng để khẳng định một lần nữa, UBND TP đã yêu cầu kiểm tra lại xem có các sai sót nào không trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...
Tại buổi họp báo định kỳ do UBND TPHCM tổ chức sáng 29-5, ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) có báo cáo cho biết TP đã sử dụng đường ống cấp nước do Trung Quốc sản xuất đã 16 năm nay. Đến nay, tổng chiều dài đường ống nước là hơn 249km, chiếm khoảng 53% trong hệ thống đường ống gang cấp nước của TP. Việc sử dụng đường ống tuân thủ theo quy định về xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và không ảnh hưởng đến việc cấp nước mới. Ngoài ra, Sawaco cũng cho biết định kỳ phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM kiểm tra chất lượng nước trên mạng lưới và cho thấy chất lượng nước đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Vì vậy, không có tình trạng sử dụng ống gang Trung Quốc làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Trước câu hỏi, nếu việc sử dụng đường ống cấp nước do Trung Quốc sản xuất gây ra vấn đề về sức khỏe cho người dân thì đơn vị nào chịu trách nhiệm, ông Nguyễn Văn Tám cho hay, chủ đầu tư và đơn vị chủ quản của đường ống cấp nước phải chịu trách nhiệm trước chính quyền và nhân dân TPHCM.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết thêm, Sawaco có báo cáo khẳng định đường ống đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nhưng để khẳng định một lần nữa, UBND TP đã yêu cầu kiểm tra lại xem có các sai sót nào không trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...
Chủ tịch phường phải chịu trách nhiệm về vỉa hè
Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TPHCM cho rằng, thời gian qua, quận 1 đã thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao trong công tác lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường. Hiện nay, nhìn bề ngoài công tác chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường có lắng xuống nhưng không phải các địa phương không làm mà đi vào chiều sâu. Các địa phương đang đánh giá lại mặt làm được, chưa được, nguyên nhân và giải pháp thực hiện chứ không áp dụng máy móc từ nơi này đến nơi khác. TPHCM cũng phát động phong trào quần chúng tham gia giữ gìn trật tự lòng lề đường. Ngoài ra, TPHCM đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định của pháp luật về lòng lề đường, trong đó có phí sử dụng lòng lề đường. Một nội dung khác rất quan trọng là đẩy mạnh trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, nhất là chủ tịch phường theo phương châm kiên quyết, làm tốt từ cơ sở và tăng cường giám sát từ cấp trên.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TPHCM cho rằng, thời gian qua, quận 1 đã thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao trong công tác lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường. Hiện nay, nhìn bề ngoài công tác chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường có lắng xuống nhưng không phải các địa phương không làm mà đi vào chiều sâu. Các địa phương đang đánh giá lại mặt làm được, chưa được, nguyên nhân và giải pháp thực hiện chứ không áp dụng máy móc từ nơi này đến nơi khác. TPHCM cũng phát động phong trào quần chúng tham gia giữ gìn trật tự lòng lề đường. Ngoài ra, TPHCM đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định của pháp luật về lòng lề đường, trong đó có phí sử dụng lòng lề đường. Một nội dung khác rất quan trọng là đẩy mạnh trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, nhất là chủ tịch phường theo phương châm kiên quyết, làm tốt từ cơ sở và tăng cường giám sát từ cấp trên.