TPHCM quyết tâm ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch về tổ chức đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn từ ngày 29-6 đến ngày 10-7.

 

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân

Nội dung kế hoạch nêu rõ, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong việc phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; căn cứ tình hình diễn biến dịch để đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian 1 tuần.

Thực hiện nghiêm phương châm “5K + vaccine” và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó phòng ngừa là cấp bách, chủ động tấn công quyết liệt và hiệu quả. Cụ thể:

Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch: UBND TP yêu cầu việc áp dụng biện pháp khoanh vùng, phong tỏa, giãn cách xã hội cần xác định phạm vi phù hợp trên cơ sở căn cứ dịch tễ, không máy móc áp dụng theo đơn vị hành chính; kiểm soát chặt chẽ bên trong các khu vực phong tỏa, giãn cách, cách ly, tránh lây nhiễm chéo; phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng trong giám sát việc thực hiện.

Tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong vòng 1 giờ hoặc sớm hơn sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm COVID-19 trên nguyên tắc khoanh vùng nhanh để lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hẹp; có kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.

Giao Sở Y tế phối hợp Văn phòng UBND TPHCM trình UBNDTPHCM hướng dẫn tạm thời việc tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19 nhằm chuẩn hóa quy mô, quy trình, định mức nhân lực và trang thiết bị y tế đối với việc khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng có dịch, hoàn thành trước ngày 1-7. UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ tình hình diễn biến dịch trên địa bàn quản lý để điều chỉnh mức độ nguy cơ và có các giải pháp chỉ đạo phù hợp.

Tổ chức và tăng cường năng lực xét nghiệm: Tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân, người lao động tại tất cả các quận - huyện, TP Thủ Đức, trong đó tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân tại các quận, huyện đang có nhiều ca nhiễm như: Quận 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh. Công tác lấy mẫu, bảo quản, vận chuyến mẫu xét nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn sinh học, thực hiệ đúng quy trình, kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với dịch bệnh nhóm A.

Tăng cường lấy mẫu và xét nghiệm sàng lọc ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tổ chức triển khai tự test nhanh Covid-19 cho công nhân, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao: Siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Thành lập Bộ phận kiểm tra, giám sát phòng chống dịch Covid-19 TP và 100 đoàn kiểm tra hướng dẫn điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong sản xuất tại các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công viên phần mềm Quang Trung và các doanh nghiệp có nhiều lao động trên địa bàn.

Khẩn trương triển khai hướng dẫn 22 doanh nghiệp theo đề xuất của Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp với 25.000 lao động để tổ chức vừa cách ly, vừa sản xuất.

Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiêm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh.

Tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đổi với các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn TP.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế và kiếm tra sức khỏe nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đối với các nhóm nguy cơ khác.

Tăng cường năng lực cách ly: Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch khảo sát, mở rộng các khu cách ly tập trung, đáp ứng nhu cầu khi có số lượng các ca F1 tăng nhanh.

Bên cạnh đó, rà soát và nâng cao năng lực cách ly tập trung thuộc địa bàn TP Thủ Đức và các quận - huyện (không tiếp tục sử dụng trường học làm nơi cách ly tập trung); vận động các khách sạn đủ điều kiện trên địa bàn tô chức cách ly cho các trường họp F1 có nhu cầu trả phí.

Tổ chức thí điểm cách ly y tế tại nhà cho các trường họp F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường năng lực điều trị: Chủ động sẵn sàng các phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống TPHCM có 10.000 ca mắc. Rà soát, thống kê lượng oxy dự trữ, trang thiết bị y tế và mua sắm bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị Covid-19.

Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19: Giao Tổ Công tác đàm phán và mua vaccine TP khẩn trương làm việc với các đối tác, đàm phán với nhà sản xuất vắc xin để đẩy nhanh tiến độ mua và nhập khẩu vaccine, chậm nhất trong cuối quý 3-2021 phải tiếp nhận lô vacicne đầu tiên.

Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình và thời gian tiêm vaccine cho người dân TP; phấn đấu đến cuối năm 2021, có 2/3 người dân TP được tiêm vaccine.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Y tế và Văn phòng UBND TP thành lập Trung tâm phân tích dữ liệu, thực hiện nhiệm vụ kết nối, phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid-19.

Kiểm tra, mở rộng hệ thống camera giám sát lắp đặt tại 46 khu cách ly tập trung và một số điếm tiêm chủng trên địa bàn TP; triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR; thực hiện quy trình tiếp nhận và chuyển các cơ quan liên quan để xử lý phản ánh, góp ý, hiến kế của người dân về phòng, chống dịch Covid-19 qua cổng thông tin 1022; cập nhật thường xuyên bản đồ số Covid-19; xây dựng triển khai ứng dụng quản lý nguồn lực xã hội hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại UBMTTQVN TP.

Tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10: Kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cương quyết đóng cửa tạm thời đối với các chợ đầu mối và chợ truyền thống không đảm bảo an toàn theo các quy định.

Kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực giao thông vận tải; các khách sạn phục vụ cách ly. Kiểm tra việc không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân đồng thuận, chia sẻ cùng những khó khăn của TP, và cả kết quả, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TPHCM trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu kiên trì trong quá trình chống dịch Covid-19; phải dự báo được tình hình để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thế của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Quán triệt phương châm chống dịch “3 không”: không nói không có cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, sinh phấm, trang thiết bị y tế. Tăng cường vai trò chỉ đạo của quận, huyện, TP Thủ Đức theo phương châm 5 tại chỗ; siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch trên cơ sở mức độ diễn biến dịch bệnh và theo từng nhóm nguy cơ của quận, huyện, TP Thủ Đức (nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ).  

Khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động và đẩy mạnh tầm soát xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thành phố. Triển khai đồng bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể; phát huy tính chủ động trong phối họp giữa các ngành, các cấp; có kiểm tra tiến độ và báo cáo hàng ngày các kết quả đã thực hiện. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, phổ biến những cách làm hay; kiêm điếm, xử lý nghiêm hành vi, biếu hiện vi phạm về phòng, chống dịch; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Mọi trường họp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục