TPHCM: Người nhập cảnh trên 14 ngày phải cách ly 6 ngày

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) vừa có văn bản gửi Trung tâm y tế quận - huyện về việc giám sát và xét nghiệm đối với bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện, người đang cách ly và người sau cách ly để phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể: Đối với bệnh nhân sau xuất viện: tiếp tục cách ly 14 ngày. Xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 7 và 14 sau xuất viện.

Đối với người đang cách ly: Trường hợp người tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định, bệnh nhân tái dương tính, cần cách ly tập trung. Xét nghiệm ít nhất 2 lần ngay khi cách ly (ngày thứ 1), lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 14). Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.

Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày, cần thực hiện cách ly nhưng được phép di chuyển theo lịch trình đã khai báo. Xét nghiệm lần 1 ngay khi về nơi cách ly, lấy mẫu mỗi 2 ngày trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, trước khi rời khỏi Việt Nam 1 ngày. Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.

Trường hợp người nhập cảnh làm việc trên 14 ngày, phải cách ly tập trung 6 ngày tại khách sạn hoặc địa điểm được UBND cho phép. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục tự cách ly tại nhà cho đủ 14 ngày. Xét nghiệm lần 1 ngay khi về nơi cách ly tập trung; lần 2 vào ngày thứ 6 tại nơi cách ly tập trung, lần 3 vào ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh. Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.

Trường hợp người nhập cảnh khác 2 đối tượng trên cần cách ly tập trung. Xét nghiệm ít nhất 2 lần, lần 1 ngay khi về nơi cách ly tập trung (ngày thứ 1), lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 14). Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.

Đối với người sau cách ly tập trung: Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trước ngày kết thúc cách ly, cần tự theo dõi sức khoẻ 14 ngày. Lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Nếu chưa có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trước ngày kết thúc cách ly, cần phải cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ngay khi tiếp cận được. Lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Ngày 1-4, Báo SGGP đăng bài viết “Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!”, phản ánh những khó khăn trong việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (BAĐT) tại các cơ sở y tế trên cả nước. Phản hồi thông tin này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch triển khai hồ sơ BAĐT trong toàn quốc và khẳng định việc triển khai BAĐT là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của ngành y tế.

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Theo thống kê của Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của người Việt đang ở mức khá cao, hơn 73,6 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 65,4 tuổi. Hiện người cao tuổi (NCT) ở nước ta đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép”, thường mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, mạch vành, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra, còn có các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Bác sĩ CKI Lê Thị Thúy Uyên, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tư vấn cho một bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Ảnh: KIM HUYỀN

Hội chứng “não cá vàng” ở người trẻ

Ra ngoài nhưng không nhớ đã khóa cửa phòng hay chưa, bỗng dưng quên mình cần làm gì, nói gì... những câu chuyện tưởng chừng vui đùa này lại đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Hội chứng “não cá vàng” (suy giảm trí nhớ) không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Tiêm vaccine sởi đầy đủ cho trẻ em nhằm phòng ngừa dịch sởi

Cả nước chỉ còn 1 địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi

Chiều 4-4, Bộ Y tế có thông cáo báo chí về kết quả triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố gồm; TPHCM, Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu không nằm trong chiến dịch do đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng từ năm 2024 và đợt 1 năm 2025).

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.