Chấn chỉnh cảnh bát nháo
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, hiện trên địa bàn TP có khoảng 11.000 xe taxi đăng ký hoạt động. Khu vực trung tâm TP có lưu lượng taxi hoạt động đông đúc nhất. Tuy nhiên, do thiếu bến bãi nên hầu hết taxi sử dụng phần diện tích trước cửa các nhà hàng, khách sạn làm nơi đón trả khách. Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng bát nháo, ùn tắc giao thông. Tình trạng này dễ nhận thấy ở nhiều tuyến đường tại khu vực trung tâm TPHCM, nhất là xung quanh các Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, chợ Bến Thành hay tuyến đường tập trung nhiều khách sạn như Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng…
Một tài xế của hãng taxi 27-7 cho biết, do TPHCM thiếu bến bãi nên dẫn đến tình trạng tranh giành nơi đậu chờ khách giữa tài xế và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng taxi. Những hãng taxi lớn, đủ tiềm lực đã chi tiền mua chỗ đậu tại nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí cho tới những điểm công cộng như bến xe, ga tàu, sân bay, bệnh viện. Thực tế này đã hình thành luật ngầm giữa các hãng taxi. Những nơi nào đã được mua chỗ đậu (hãng taxi có cách gọi sang trọng là “điểm tiếp thị”) thì được coi là “lãnh địa” riêng của hãng đã chi tiền mua. Ở những nơi này chỉ thấy toàn xe của một hãng taxi nào đó đậu thành hàng dài. Song thực tế, thỉnh thoảng cũng xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa các tài xế taxi vì tranh giành chỗ đậu.
Theo ông Phạm Đình Đức, Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT), hiện Sở GTVT đang phối hợp với UBND quận 1 và các đơn vị liên quan thí điểm lập 5 điểm đón taxi cố định tại quận 1. Việc thí điểm này nhằm từng bước chấn chỉnh tình trạng taxi dừng đón trả khách không đúng nơi quy định, chạy lòng vòng trên đường, gây gia tăng kẹt xe. Cụ thể, theo đề xuất của quận 1, các điểm đón taxi cố định sẽ thực hiện thí điểm trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (bên phía đường Nguyễn Du và đường Lý Tự Trọng), trước cổng khách sạn Intercontinental (đường Nguyễn Du) và trước rạp chiếu phim Galaxy (đường Nguyễn Du). Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT, cho biết thêm, sở này đã giao Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 làm việc với các đơn vị liên quan để tiến hành gắn biển báo, vẽ vạch sơn tại các vị trí trên làm nơi cho taxi đón, trả khách.
Giải pháp kéo giảm kẹt xe
Theo kế hoạch, tại các điểm đón này sẽ có trụ báo taxi, khu vực chờ được bố trí hợp lý trên vỉa hè và biển báo cấm dừng đỗ đối với các loại ô tô khác. Người dân có nhu cầu đi taxi sẽ đến những điểm này và gọi taxi trên bảng điện tử ở trụ báo. Khi đó, bảng hiệu taxi trên màn hình sẽ bật sáng. Tài xế taxi chạy trên đường nhìn thấy đèn sẽ dừng trước trạm để đón khách. Các điểm đón taxi này sẽ không phân biệt thương hiệu mà xe taxi nào đến trước sẽ được ưu tiên đón khách với thời gian dừng đón, trả khách không quá 2 phút.
“Việc mở các điểm như trên sẽ tạo thuận lợi cho tài xế taxi trong việc đón khách. Tuy nhiên, để đáp ứng cho khoảng 11.000 xe taxi đang đăng ký hoạt động trên địa bàn TPHCM thì cần phải có hàng ngàn điểm như thế”, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM kiêm Giám đốc hãng taxi Vinasun, thông tin. Ông Hỷ cũng cho biết, hiện do thiếu bến bãi nên các hãng taxi phải hợp đồng “mua” điểm đón khách. Các “điểm tiếp thị” này phải gần những nơi đông người như chợ bệnh viện, sân bay hay các trung tâm thương mại… để khi khách gọi là taxi có mặt ngay. Do đó, ông Hỷ kiến nghị: “Khi lập các điểm đón taxi, chính quyền cần lưu ý đến chi tiết quan trọng này thì việc lập điểm đón taxi như trên mới đạt hiệu quả cao”.
Ông Lâm Thiếu Quân, chuyên gia giao thông, chia sẻ thêm: “Ở các đô thị lớn trên thế giới, chính quyền thường quy hoạch hàng loạt điểm đậu taxi gần các địa điểm công cộng như bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, điểm trung chuyển hành khách, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, chung cư, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, điểm du lịch... Taxi thường xuyên chạy phục vụ hành khách nên các điểm này có diện tích không lớn, đủ để cho vài chiếc taxi đậu và không giới hạn thời gian. Đây là nơi chỉ dành cho taxi, các loại xe khác không được đậu”.
Ở TPHCM lâu nay chưa có các điểm quy hoạch như thế. Ngoài ra, các cơ quan cấp phép cho các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, bệnh viện… hoạt động cũng không đặt ra yêu cầu lập bãi đậu xe để chờ hoặc đưa, đón khách, bệnh nhân. Do đó, trước các điểm công cộng tập trung đông người trên thường bị ùn ứ, kẹt xe do tài xế taxi dùng lòng đường làm nơi đậu chờ khách. “Hiện TPHCM chưa có những điểm cho taxi đậu nên trước mắt cần lập quy hoạch, thực hiện ở khu vực trung tâm như quận 1, quận 3 và quận 5. Đây là một trong những giải pháp tổ chức giao thông, quản lý phương tiện nhằm góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông. Do đó, Sở GTVT phải là cơ quan chủ trì thực hiện việc này để có đánh giá, rút kinh nghiệm phục vụ việc mở rộng ra những nơi khác”, ông Lâm Thiếu Quân nêu ý kiến.
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, hiện trên địa bàn TP có khoảng 11.000 xe taxi đăng ký hoạt động. Khu vực trung tâm TP có lưu lượng taxi hoạt động đông đúc nhất. Tuy nhiên, do thiếu bến bãi nên hầu hết taxi sử dụng phần diện tích trước cửa các nhà hàng, khách sạn làm nơi đón trả khách. Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng bát nháo, ùn tắc giao thông. Tình trạng này dễ nhận thấy ở nhiều tuyến đường tại khu vực trung tâm TPHCM, nhất là xung quanh các Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, chợ Bến Thành hay tuyến đường tập trung nhiều khách sạn như Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng…
Một tài xế của hãng taxi 27-7 cho biết, do TPHCM thiếu bến bãi nên dẫn đến tình trạng tranh giành nơi đậu chờ khách giữa tài xế và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng taxi. Những hãng taxi lớn, đủ tiềm lực đã chi tiền mua chỗ đậu tại nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí cho tới những điểm công cộng như bến xe, ga tàu, sân bay, bệnh viện. Thực tế này đã hình thành luật ngầm giữa các hãng taxi. Những nơi nào đã được mua chỗ đậu (hãng taxi có cách gọi sang trọng là “điểm tiếp thị”) thì được coi là “lãnh địa” riêng của hãng đã chi tiền mua. Ở những nơi này chỉ thấy toàn xe của một hãng taxi nào đó đậu thành hàng dài. Song thực tế, thỉnh thoảng cũng xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa các tài xế taxi vì tranh giành chỗ đậu.
Theo ông Phạm Đình Đức, Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT), hiện Sở GTVT đang phối hợp với UBND quận 1 và các đơn vị liên quan thí điểm lập 5 điểm đón taxi cố định tại quận 1. Việc thí điểm này nhằm từng bước chấn chỉnh tình trạng taxi dừng đón trả khách không đúng nơi quy định, chạy lòng vòng trên đường, gây gia tăng kẹt xe. Cụ thể, theo đề xuất của quận 1, các điểm đón taxi cố định sẽ thực hiện thí điểm trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (bên phía đường Nguyễn Du và đường Lý Tự Trọng), trước cổng khách sạn Intercontinental (đường Nguyễn Du) và trước rạp chiếu phim Galaxy (đường Nguyễn Du). Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT, cho biết thêm, sở này đã giao Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 làm việc với các đơn vị liên quan để tiến hành gắn biển báo, vẽ vạch sơn tại các vị trí trên làm nơi cho taxi đón, trả khách.
Giải pháp kéo giảm kẹt xe
Theo kế hoạch, tại các điểm đón này sẽ có trụ báo taxi, khu vực chờ được bố trí hợp lý trên vỉa hè và biển báo cấm dừng đỗ đối với các loại ô tô khác. Người dân có nhu cầu đi taxi sẽ đến những điểm này và gọi taxi trên bảng điện tử ở trụ báo. Khi đó, bảng hiệu taxi trên màn hình sẽ bật sáng. Tài xế taxi chạy trên đường nhìn thấy đèn sẽ dừng trước trạm để đón khách. Các điểm đón taxi này sẽ không phân biệt thương hiệu mà xe taxi nào đến trước sẽ được ưu tiên đón khách với thời gian dừng đón, trả khách không quá 2 phút.
“Việc mở các điểm như trên sẽ tạo thuận lợi cho tài xế taxi trong việc đón khách. Tuy nhiên, để đáp ứng cho khoảng 11.000 xe taxi đang đăng ký hoạt động trên địa bàn TPHCM thì cần phải có hàng ngàn điểm như thế”, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM kiêm Giám đốc hãng taxi Vinasun, thông tin. Ông Hỷ cũng cho biết, hiện do thiếu bến bãi nên các hãng taxi phải hợp đồng “mua” điểm đón khách. Các “điểm tiếp thị” này phải gần những nơi đông người như chợ bệnh viện, sân bay hay các trung tâm thương mại… để khi khách gọi là taxi có mặt ngay. Do đó, ông Hỷ kiến nghị: “Khi lập các điểm đón taxi, chính quyền cần lưu ý đến chi tiết quan trọng này thì việc lập điểm đón taxi như trên mới đạt hiệu quả cao”.
Ông Lâm Thiếu Quân, chuyên gia giao thông, chia sẻ thêm: “Ở các đô thị lớn trên thế giới, chính quyền thường quy hoạch hàng loạt điểm đậu taxi gần các địa điểm công cộng như bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, điểm trung chuyển hành khách, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, chung cư, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, điểm du lịch... Taxi thường xuyên chạy phục vụ hành khách nên các điểm này có diện tích không lớn, đủ để cho vài chiếc taxi đậu và không giới hạn thời gian. Đây là nơi chỉ dành cho taxi, các loại xe khác không được đậu”.
Ở TPHCM lâu nay chưa có các điểm quy hoạch như thế. Ngoài ra, các cơ quan cấp phép cho các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, bệnh viện… hoạt động cũng không đặt ra yêu cầu lập bãi đậu xe để chờ hoặc đưa, đón khách, bệnh nhân. Do đó, trước các điểm công cộng tập trung đông người trên thường bị ùn ứ, kẹt xe do tài xế taxi dùng lòng đường làm nơi đậu chờ khách. “Hiện TPHCM chưa có những điểm cho taxi đậu nên trước mắt cần lập quy hoạch, thực hiện ở khu vực trung tâm như quận 1, quận 3 và quận 5. Đây là một trong những giải pháp tổ chức giao thông, quản lý phương tiện nhằm góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông. Do đó, Sở GTVT phải là cơ quan chủ trì thực hiện việc này để có đánh giá, rút kinh nghiệm phục vụ việc mở rộng ra những nơi khác”, ông Lâm Thiếu Quân nêu ý kiến.
Theo kế hoạch ban đầu, các hãng taxi Vinasun, Mai Linh được giao thực hiện thí điểm, nhưng sau đó UBND quận 1 đã chấp thuận cho Công ty cổ phần CT Land (thuộc Tập đoàn C.T Group) đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Theo đó, nhà đầu tư bỏ kinh phí xây dựng và được tổ chức khai thác quảng cáo tại các điểm này để hoàn vốn đầu tư. Dự kiến việc thí điểm thực hiện trong 6 tháng, nếu thành công sẽ nhân rộng mô hình này.
Tăng cường nhiều điểm đón trả khách
Theo Sở GTVT TPHCM, trong nội thành TP hiện có 82 điểm đón trả khách trung chuyển theo loại hình vận tải tuyến cố định và loại hình vận tải hợp đồng, du lịch. Trong số này có 14 điểm đón trả khách trên đường trước trụ sở, đảm bảo an toàn giao thông và 49 điểm đón trả khách trên đường không đảm bảo an toàn. Vì vậy, Sở GTVT đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra xử lý, chấn chỉnh. Ở các điểm phức tạp thì phối hợp với lực lượng Thanh tra GTVT, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TPHCM, cùng các sở ngành liên quan để xử lý. Ngoài ra, Sở GTVT còn đề nghị UBND các địa phương nghiên cứu lắp đặt hệ thống camera để theo dõi, kiểm tra, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm, kết hợp với quản lý đảm bảo trật tự tại các khu vực có hoạt động kinh doanh vận tải.
Trước đó, TPHCM đã lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc này. Nhờ đó, số lượng các điểm đón trả khách không đảm bảo an toàn giao thông trong nội thành đã giảm. Một số nơi như quận 1, quận 6, quận 8, quận 11, Gò Vấp, Tân Bình cũng phối hợp với các ban ngành kết hợp việc gắn biển báo cấm dừng, cấm đậu xe trên 16 chỗ nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông tại các điểm đón trả khách này.
Cũng liên quan đến hoạt động đi lại của người dân theo tuyến cố định (phương tiện trong các bến xe), đến nay, TPHCM đã công bố gần 10 điểm đón, trả khách phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định hướng đi các tỉnh miền Đông. Cụ thể, các điểm này được bố trí dọc theo xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, quốc lộ 13 - những nơi có vỉa hè rộng. Việc công bố các điểm đón trả khách dọc đường như trên đã tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đi lại. Theo đó, người dân ở khu vực quận 2, quận 9, Bình Dương… có nhu cầu đi miền Trung, Tây Nguyên không cần phải vào Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh) mà chỉ cần đến các điểm đón trả khách vừa nêu. Ngoài ra, Sở GTVT cũng lập điểm đón, trả khách trên đường Mai Chí Thọ cho các hãng xe từ Bến xe miền Tây đi về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Phan Thiết để người dân từ khu vực quận 1, Bình Thạnh, Thủ Đức… không phải vào Bến xe miền Tây. Theo Sở GTVT, việc lập các điểm đón trả khách cho các tuyến cố định này còn giúp giải quyết vấn nạn xe dù, bến cóc. Tuy nhiên, Sở GTVT cũng cho rằng, các điểm đón trả khách này cần được quản lý chặt chẽ, tránh bị biến tướng thành bến cóc, xe dù.
Trước đó, TPHCM đã lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc này. Nhờ đó, số lượng các điểm đón trả khách không đảm bảo an toàn giao thông trong nội thành đã giảm. Một số nơi như quận 1, quận 6, quận 8, quận 11, Gò Vấp, Tân Bình cũng phối hợp với các ban ngành kết hợp việc gắn biển báo cấm dừng, cấm đậu xe trên 16 chỗ nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông tại các điểm đón trả khách này.
Cũng liên quan đến hoạt động đi lại của người dân theo tuyến cố định (phương tiện trong các bến xe), đến nay, TPHCM đã công bố gần 10 điểm đón, trả khách phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định hướng đi các tỉnh miền Đông. Cụ thể, các điểm này được bố trí dọc theo xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, quốc lộ 13 - những nơi có vỉa hè rộng. Việc công bố các điểm đón trả khách dọc đường như trên đã tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đi lại. Theo đó, người dân ở khu vực quận 2, quận 9, Bình Dương… có nhu cầu đi miền Trung, Tây Nguyên không cần phải vào Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh) mà chỉ cần đến các điểm đón trả khách vừa nêu. Ngoài ra, Sở GTVT cũng lập điểm đón, trả khách trên đường Mai Chí Thọ cho các hãng xe từ Bến xe miền Tây đi về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Phan Thiết để người dân từ khu vực quận 1, Bình Thạnh, Thủ Đức… không phải vào Bến xe miền Tây. Theo Sở GTVT, việc lập các điểm đón trả khách cho các tuyến cố định này còn giúp giải quyết vấn nạn xe dù, bến cóc. Tuy nhiên, Sở GTVT cũng cho rằng, các điểm đón trả khách này cần được quản lý chặt chẽ, tránh bị biến tướng thành bến cóc, xe dù.