TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9 (tên quốc tế là Usagi), sáng 24-11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Trung ương, cùng ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM, đã đi kiểm tra thực tế tình hình phòng chống, ứng phó trước bão của huyện Cần Giờ (TPHCM). Dự báo, bão số 9 sẽ đi vào thẳng TPHCM và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề.


Sáng 24-11, Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo dẫn đầu, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 tại TPHCM.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9 (tên quốc tế là Usagi), sáng 24-11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Trung ương, cùng ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM, đã đi kiểm tra thực tế tình hình phòng chống, ứng phó trước bão của huyện Cần Giờ (TPHCM).

Dự báo, cơn bão số 9 sẽ đi vào thẳng TPHCM và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề.

Đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại các cầu tàu, khu vực neo đậu tàu thuyền và các địa điểm tránh trú bão của người dân tại xã Long Hòa, Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ); đồng thời làm việc với UBND TPHCM cùng các sở ngành của TPHCM về công tác triển khai phòng chống bão số 9.

TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 1 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đi kiểm tra thực tế tình hình phòng chống, ứng phó trước bão tại huyện Cần Giờ

Trong khi đó, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM cho biết, thành phố có 803 tàu thuyền với 2.914 thuyền viên; trong đó, tàu có công suất trên 90CV là 63 chiếc hiện đã vào bờ tránh trú bão.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TPHCM, UBND huyện Cần Giờ, Chi cục Thủy sản đã tổ chức sắp xếp neo đậu của các tàu, thuyền tại khu neo đậu đảm bảo an toàn; kiểm tra chặt chẽ việc xuất bến của tàu thuyền tại các cửa sông, cửa biển theo lệnh cấm tàu, thuyền ra khơi.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố là 6.268ha; chòi canh, sở đáy, lồng bè nuôi trồng chủ yếu tập trung tại huyện Cần Giờ. Thành phố đã chỉ đạo tổ chức hướng dẫn gia cố, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại đối với lồng bè, chòi canh, sở đáy, khu vực nuôi trồng thủy, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại các khu vực này khi bão đổ bộ.

Có hơn 3.000 phương tiện đánh bắt thủy sản đã vào nơi trú bão an toàn
Đối với việc di dời người dân đến nơi an toàn, theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, công tác di dời dân được tổ chức ở huyện Cần Giờ là 4.151 người, huyện Nhà Bè là 1.928 người. Các quận huyện còn lại cũng đã rà soát các phương án, kế hoạch và kiểm tra, thống kê số hộ dân cần di dời ở các khu vực dân cư xung yếu không đảm bảo an toàn tở chức sơ tán, di dời kịp thời.
Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở GD-ĐT thông báo đến các cơ sở giáo dục ngưng tổ chức các hoạt động giảng dạy và hoạt động khác từ 12 giờ ngày 24-11.
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 3 Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM chỉ đạo huyện Cần Giờ ứng phó trước bão
Đối với huyện Cần Giờ, ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, đến sáng 24-11, toàn bộ phương tiện đã neo đậu vào nơi an toàn; trong đó, 935 người ở chòi canh và trong rừng đã đưa vào chiều 23-11. Địa phương đã chuẩn bị đầy đủ gạo, mì, nước uống. Nước sạch tại xã đảo Thạnh An cũng được chuẩn bị đầy đủ cho nhiều ngày.

Sáng cùng ngày, toàn bộ học sinh ở huyện cũng đã được thông báo nghỉ học để tránh bão.

Trong trường hợp, bão đổ bộ vào TP, thì huyện Cần Giờ dự kiến sẽ tổ chức di dời khoảng 4.151 người; Trong khi đó, nếu là áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào TP, thì huyện Cần Giờ dự kiến tổ chức di dời khoảng 1.928 người.
Huyện Cần Giờ cũng đã huy động hơn 1.600 lực lượng dân quân, xung kích của huyện và các xã, thị trấn hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà ở, với tổng số nhà được chằn chống 413 căn nhà.
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 4
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 5 Đoàn đã đến nhiều nơi tại huyện Cần Giờ để khảo sát tình hình ứng phó bão
Về công tác chuẩn bị nhu yếu phẩm, toàn huyện Cần Giờ có 407 điểm kinh doanh lương thực, thực phẩm với nguồn lương thực, thực phẩm dự kiến khi cần huy động, gồm: 103,5 tấn gạo; 3.404 thùng mì và 2.816 thùng nước uống; 17 lò bánh mì và 10 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với lượng dự trữ bình quân là 270.000 lít nhiên liệu.
Trước bão, lực lượng chức năng đã hỗ trợ người dân di dời, chằng chống nhà cửa, đảm bảo an ninh trật tự… Trong bão, lực lượng sẵn sàng triển khai các biện pháp cứu hộ, cùng với các phương tiện như máy xúc, máy cưa, xe cấp cứu… Sau bão, huyện có các biện pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, nhà cửa bị thiệt hại…
Người dân có nhà yếu được di dời tại chỗ vào các trường học
Đoàn công tác kiểm tra vệ sinh toàn thực phẩm các lương thực cung cấp miễn phí cho người dân đang trú bão

Biểu dương TPHCM thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống lũ lụt, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi trực tiếp chịu tác động của cơ bão số 9 nên cần triển khai tốt các phương án. Do cơn bão này chịu tương tác rất lớn với gió mùa Đông Bắc, sinh ra các dạng hình thái thời tiết khác như mưa lớn, giông lốc. Riêng khu vực ven biển trực tiếp ảnh hưởng, sẽ bị tác động lớn do triều cường rất cao (hiện đỉnh là 1,56m), nên khi cơn bão đổ bộ vào cộng với triều cường sẽ gây ngập rất lớn.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Cường, huyện Cần Giờ với hơn 4.000 người cần di dời, là tuyến trọng điểm an toàn cho nhân dân. Cần Giờ có 28 điểm di dời, qua kiểm tra thực tế, địa phương cơ bản chuẩn bị tốt, đảm bảo về cơ sở hạ tầng cũng như công tác tổ chức chăm lo đời sống cho người dân, cả về y tế, ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó, Cần Giờ có nơi tránh trú “mềm” (luồng lạch, sông) thuận lợi cho việc neo đậu tập trung.

TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 8

Chiều 24-11, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, để chủ động ứng phó với bão số 9, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các đơn vị y tế trên địa bàn TP về việc tăng cường công tác chuẩn bị sẵn sàng chu đáo các phương án ứng phó với bão.

Cụ thể, Sở Y tế yêu cầu cán bộ y tế trực chủ động theo dõi sát sao và ứng phó với cơn bão số 9, không được chủ quan, lơ là, đặc biệt là các công trình đang thi công đề phòng gió lốc gây thương vong về người. Các bệnh viện công lập và ngoài công lập phối hợp với ngành điện lực trên địa bàn rà soát, chuẩn bị ngay phương án đảm bảo nguồn điện liên tục tại đơn vị để đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh  và cứu nạn.
Bên cạnh đó, chú ý đến các sự cố có thể xảy ra cho bệnh nhân và thân nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ y tế khẩn cấp sẵn sàng can thiệp khi có vấn đề trong bệnh viện hoặc các đơn vị bạn. Trung tâm cấp cứu 115 luôn trong tư thế sẵn sàng để vận chuyển cứu nạn; là đầu mối, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị tổ chức công tác sơ cấp cứu, điều trị ban đầu và chuyển thương trong các tình huống phòng chống thiên tai sát với thực tế hiện trường xảy ra.

Trao đổi nhanh với Phóng viên báo SGGP, bác sĩ Đoàn Ngọc Huệ, Giám đốc Bệnh viện huyện Cần Giờ cho biết, địa phương có khả năng cao sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão vì thế bệnh viện đã triển khai kế hoạch ứng phó với bão theo chỉ đạo của địa phương. Hiện tại, bệnh viện đã bố trí 80% nhân sự trực gác 24/24, khi cần thiết sẽ huy động toàn bộ lực lượng để đảm bảo công tác cứu chữa.

Ông Nguyễn Xuân Cường đề nghị, TPHCM, đặc biệt là huyện Cần Giờ tiếp tục rà soát lại toàn bộ dân cư ở những nơi không an toàn. Lực lượng khỏe mạnh còn ở lại trông nhà phải kiên quyết di dời đến nơi an toàn, không để bất kỳ xác suất nguy hiểm xảy ra. Các hoạt động kinh tế vãng lai, kinh tế du lịch… cần cấm tuyệt đối trước chiều 24-11. Cùng với đó, thành phố rà soát việc gia cố nhà cửa, bởi một số nhà cửa chằng chống chưa an toàn nên còn tiềm ẩn nguy hiểm...

Ngoài ra, trong vùng nội đô, thành phố tiếp tục xây dựng các phương án đảm bảo cho các công trình thiết yếu, các công trình lớn, cây xanh một cách cụ thể; lên các kịch bản cho các phương án trong 12 giờ, trong 24 giờ… ; phối hợp với các đơn vị theo dõi vận hành điều tiết hồ Dầu Tiếng nhằm đảm bảo an toàn công trình hồ chứa và toàn hạ du sông Sài Gòn. 

Theo ghi nhận, từ 6 giờ sáng 24-11, công tác di dời dân có nhà ở đơn sơ, tạm bợ ven sông, biển, tại các khu vực xung yếu, vùng trũng thấp đến các địa điểm kiên cố an toàn của huyện Cần Giờ đã được thực hiện và dự kiến hoàn thành trước 12 giờ cùng ngày. Trên địa bàn có 4.151 người/ 1.206 hộ cần di dời khi bão đổ bộ; 413 căn nhà cần chằng chống.

Đảm bảo công trình, cây xanh, lưới điện an toàn khi bão đổ bộ

Chiều 24-11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM do đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, làm trưởng ban đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra tại huyện Nhà Bè, quận 1, 3 và 7 về tình hình công tác, phòng chống bão số 9.

Theo UBND huyện Nhà Bè, đã giao Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện chuẩn bị lực lượng, thực hiện cắt tỉa cây xanh 6 tuyến đường có cây xanh là Huỳnh Tấn Phát; Nguyễn Văn Tạo; Long Thới Nhơn Đức; Nguyễn Bình; Nguyễn Hữu Thọ; Trung Tâm Hành Chính và giằng chống những cây có nguy cơ ngã đổ và sẵn sáng thực hiện các biện pháp để xử lý cây xanh bị ngã đỗ khi bão đổ bộ.

Đồng thời, chỉ đạo Công ty Điện lực Duyên Hải rà soát và có biện pháp đảm bảo hệ thống điện an toàn và các trụ điện. Hiện, trên địa bàn huyện có 12 vị trí đặc biệt nguy hiểm với 226 hộ, UBND huyện đã bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát các vị trí trên và sẳn sàng di dời khẩn cấp vào các vị trí an toàn.

Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức chằng chống với 259 căn nhà không đảm bảo an toàn, khẩn trương thực hiện biện pháp di dời vào khu vực an toàn. Đồng thời, chuẩn bị 44 vị trí trụ sở công để sẵn sàng sơ tán, di dời dân khi có lệnh.

UBND huyện Nhà Bè cũng đã tổ chức kiểm tra 4 công trình chung cư cao tầng, 1 công trình xây dựng cầu, 1 công trình cao tốc Bến Lức- Long Thành, 1 công trình thi công cầu Long Kiển, 1 công trình chung cư cao tầng, có 2 công trình xây dựng cầu Bàu Le, Mương Bằng. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Văn hóa và thông tin rà soát tất cả các pano, áp phích quảng cáo trên địa bàn để gia cố, giằng chống.

* Tại quận 1, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND cho biết, UBND quận đã huy động 100% lực lượng chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra thiên tai nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân, bảo vệ tài sản, công trình, cơ sở sản xuất của nhân dân…

Hiện, quận có 20 công trình đnag thi công có cần cẩu đã được lực lượng quản lý đô thị hạ thấp xuống và ngưng thi công; Kiểm tra các bảng quảng cáo, nếu không đảm bảo an toàn sẽ dùng dây giằng chống lại.

* UBND quận 7, giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận phải hoàn thành công tác mé nhánh, tỉa cành của cây xanh đường phố trên địa bàn quận và chuẩn bị sẵn sàng sau khi xảy ra mưa giông, gió giật, lốc xoáy khẩn trương, thu dọn cây xanh bị ngã đổ.

Lưu ý các địa điểm xung yếu, trọng yếu cần ứng cứu di dời dân và các địa điểm tạm cư an toàn di dời dân trên địa bàn quận 7.

* Tương tự, UBND quận 3 cũng đã yêu cầu chủ đầu tư của 11 công trình hạ thấp cần cẩu và ngưng thi công để đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, Trung tâm chống ngập TPHCM đã huy động xe tải, máy bơm, xe hút… sẵn sàng có kế hoạch ứng phó trước nguy cơ ngập nước do mưa bão trùng thời điểm triều cường dâng lên cao; đồng thời đề nghị Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP kiểm tra, túc trực tại các trạm bơm để kịp thời ứng phó. Ngoài ra, 27 trạm bơm sẽ hút nước khi triều cường dâng cao, tránh tình trạng ngập lụt

Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TPHCM cho hay, các đơn vị tham gia bảo quản chăm sóc cây xanh trên địa bàn TP phải tổ chức lực lượng tiếp nhận thông tin từ tổng đài 1022 để xử lý sự cố kịp thời. Ngoài ra, Công ty huy động 100 % lực lượng chăm sóc cây xanh ứng trực khi có bão. Đồng thời, tỉa nhánh, mé cành những cây có dấu hiệu sâu mọt, tán rộng…

Theo Tổng Công ty Điện lực TPHCM cho biết, Công ty Điện lực Duyên Hải (quản lý huyện Cần Giờ, Nhà Bè) đã huy động toàn bộ khối trực tiếp và lãnh đạo phòng đội, phân công trực 24/24; chuyển hàng chục trụ điện dự phòng và vật tư thiết bị, điều các xe cẩu, xe gàu về trực tại Cần Giờ. Đặc biệt, Công ty Điện lực Duyên Hải đã phối hợp với huyện Nhà Bè và Cần Giờ kiểm tra 79 điểm tập kết, di dân khi có bão, chuẩn bị sẵn sàng máy phát điện dự phòng để điều đến các vị trí này khi có thông báo.

Tổng Công ty Điện lực TPHCM cũng đã điều 3 máy phát điện 84 kVA cấp điện cho các phụ tải quan trọng theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc và cùng các nhà mạng kiểm tra cấp điện cho các trạm BTS trên địa bàn. Đồng thời, kiểm tra các vị trí xung yếu, đánh giá khả năng ảnh hưởng đến lưới điện, có phương án phòng ngừa, xử lý sự cố khi có bão.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM, Công ty Lưới điện cao thế, các Ban quản lý dự án điện và các công ty điện lực quận huyện thuộc Tổng công ty cũng  đều tăng cường lực lượng trực 100% quân số, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị và phương tiện, sẵn sàng triển khai công tác khi có yêu cầu.
>> Một số hình ảnh chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại huyện Cần Giờ:
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 9
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 10
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 11
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 12
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 13
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 14
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 15
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 16
Người dân trú bão tại nơi kiên cố
TPHCM khẩn trương phòng chống cơn bão số 9 ảnh 18 Từ sáng 24-11, nhiều người dân Cần Giờ có nhà tạm bợ đã được di dời vào nơi trú bão an toàn
Ảnh: CAO THĂNG
Người dân dùng bao cát để chèn mái nhà. Ảnh: CAO THĂNG
Tàu đậu tránh bão số 9 tại huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG
Tàu đậu tránh bão số 9 tại huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG
Tàu đậu tránh bão số 9 tại huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG
Người dân xã Long Hòa, huyện Cần Giờ sinh hoạt tại nơi trú bão. Ảnh: CAO THĂNG
Người dân xã Long Hòa, huyện Cần Giờ sinh hoạt tại nơi trú bão. Ảnh: CAO THĂNG

Tin cùng chuyên mục