Trên cơ sở công thức này, TPHCM đã xây dựng, ban hành bộ định mức kinh tế kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 1-1-2019) và đang thực hiện thủ tục để công bố bộ đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong tháng 9-2019.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Công ty PV Gas South đề nghị thay đổi công thức tính toán giá bán khí CNG, dẫn đến giá bán mới cao hơn giá bán cũ 13,6%, sẽ tác động không nhỏ đên chủ trương và khá năng cân đối ngân sách trợ giá của TPHCM nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển hệ thống phương tiện sử dụng nhiên liệu khí CNG, thân thiện với môi trường từ nay đến năm 2020.
Ngoài ra, hiện nay giá bán khí CNG không được loại trừ thuế bảo vệ môi trường dẫn đến chi phí vận hành (tính trên 100 km) của loại xe sử dụng khí CNG theo công thức mới sẽ cao hơn chi phí của xe sử dụng dầu Diesel (việc này về lâu dài sẽ không khuyên khích doanh nghiệp vận tải tiếp tục đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu khí CNG).
Do đó, trong thời gian Bộ Tài chính và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xem xét kiến nghị của UBND TPHCM tại Công văn số 2650/UBND-ĐT ngày 2-7-2019 về ổn định nguồn cung và giá khí nén thiên nhiên (CNG) cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, UBND TP đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xem xét, chỉ đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam không thay đổi công thức xác định giá bán nhiên liệu khí CNG cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP trong năm 2019 (giữ nguyên như năm 2018); để tạo điều kiện cho các đơn vị vận tải ổn định hoạt động và tiếp tục triển khai việc đầu tư thay thế xe buýt mới sử dụng nhiên liệu CNG theo chủ trương của UBND TPHCM, thúc đấy phát triển giao thông xanh góp phần bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triển của TP.