TPHCM dành hơn 106,2 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến

Tượng đài Nam Bộ kháng chiến được xây dựng tại Công viên 23-9 (quận 1), với tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 106,203 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2026.

UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TPHCM về quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến.

Tượng đài Nam Bộ kháng chiến được xây dựng tại Công viên 23-9 (quận 1), với tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 106,203 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2026. Trong đó, đầu tư xây dựng Tượng đài Nam bộ Kháng chiến và khu vực cảnh quan xung quanh tượng đài; Đầu tư Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước tổng thể, hệ thống điện tổng thể, cây xanh, cảnh quan...) phục vụ khu vực tượng đài; Đầu tư hệ thống chiếu sáng mỹ thuật tượng đài...

Ảnh chụp Màn hình 2024-12-08 lúc 17.26.02.png
Một góc Công viên 23-9

Theo UBND TPHCM, đây là công trình khắc ghi tinh thần cách mạng của người dân Thành phố nói riêng cũng như Nam bộ nói chung, đồng thời là công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TPHCM, có ý nghĩa đặc biệt nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Công trình nhằm để ghi công và biết ơn đối với những chiến sĩ cách mạng, những anh hùng liệt sĩ và tất cả những người Việt Nam đã hy sinh và góp sức mình cho độc lập tự do, thống nhất đất nước và sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta.

Đồng thời, thể hiện ý chí, quyết tâm, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, vừa vinh danh công trạng và ghi nhớ sự hy sinh của đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhằm góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử đấu tranh cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời tạo dựng một không gian, tương xứng, trang trọng, phù hợp, hài hòa cảnh quan khu vực, mỹ quan đô thị, đồng bộ về hạ tầng giao thông, tính kết nối với các công trình, kiến trúc văn hóa, lịch sử tại khu vực và trung tâm thành phố, kết hợp khai thác tối đa cảnh quan thiên nhiên, tạo điểm nhấn về giá trị lịch sử, văn hóa cho nhân dân cũng như thu hút du khách khi đến thành phố.

Tin cùng chuyên mục