Nhiều cán bộ đi nước ngoài vượt quy định
Hiện nay, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tư đang khuyết giám đốc. Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết Ban cán sự đảng UBND TP đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, khắc phục tình trạng giám đốc nghỉ hưu thì cấp phó điều hành. Theo đó, TPHCM phải có sự chuẩn bị cán bộ để đến khi cán bộ nghỉ hưu thì có nhân sự nhân sự thay thế.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu Sở Nội vụ, Văn phòng UBND TP có tờ trình về thời hạn trả lời các kiến nghị. Sau một thời gian nhất định, nếu không trả lời thì coi như đồng ý và nếu xảy ra việc gì thì người đứng đầu đơn vị chậm trả lời phải chịu trách nhiệm.
Việc này có liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu cũng như nhân sự các đơn vị hiện nay. Chẳng hạn, Văn phòng UBND TP trước đây có 7 phó chánh văn phòng, nay chỉ còn 3. Một số sở hiện cũng chỉ có phó giám đốc phụ trách.
“Mỗi cán bộ không được đi nước ngoài đi quá 2 lần/năm. Trường hợp đặc biệt đi vượt quá số lần đó thì phải báo cáo Chủ tịch UBND TP”, ông Trương Văn Lắm nhắc lại quy định. |
“Vì quan hệ đối tác làm ăn nên nhu cầu đi nước ngoài của doanh nghiệp có thể đi quá số lần quy định. Tuy nhiên, việc đi nước ngoài là phải có lý do chính đáng và báo cáo TP”, ông Trương Văn Lắm lưu ý. |
Bày tỏ quan tâm đến vấn đề này, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, nhận xét nhìn chung quy định về đi nước ngoài được cán bộ chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, một số nơi không đảm bảo, không tuân thủ quy định. Một số trường hợp đi trước ngày được phép và về sau ngay cho phép 1-2 ngày.
“Theo quy định, cán bộ không được đi nước ngoài quá 2 lần/năm. Đối với một số doanh nghiệp lớn, do quan hệ công tác thì UBND TP sẽ cân nhắc, chứ không phải chỉ đi 2 lần/năm nhưng phải có báo cáo”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu. |
TPHCM cảnh giác cao độ với tả heo tai xanh
Một vấn đề khác được các đại biểu quan tâm là dịch tả heo châu Phi. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, cho biết một số tỉnh ở nước ta đã xảy ra tả heo châu Phi. Trong khi đó, mỗi ngày TPHCM tiêu thụ 10.000 con heo nhưng TP chỉ cung cấp được 20%. Mỗi năm TPHCM cũng cung cấp khoảng 1 triệu heo giống (cho TPHCM và các tỉnh).
“Dịch tả heo châu Phi đã bị nhiễm rồi thì cả đàn chết hết nên cần đặc biệt quan tâm, chú ý”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.
“Ở TPHCM, chúng tôi cũng đã kế hoạch ứng phó”, ông Nguyễn Phước Trung khẳng định và nhấn mạnh, dù TPHCM chưa tiếp nhận nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc (nơi đã xảy ra tả heo châu Phi - PV) nhưng vẫn giả định tình huống TPHCM tiếp nhận heo vùng có dịch để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Các giải pháp đặt ra như tăng cường lực lượng kiểm soát ở các điểm đầu mối giao thông, nhất là ở khu vực cửa ngõ, trên các trục đường chính. Cùng đó là việc tăng cường kiểm soát cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, đảm bảo nguồn nhập phải có nguồn gốc. Đặc biệt, các quận - huyện cũng cần tăng cường kiểm soát giết mổ trái phép, nếu không kiểm soát được việc này thì nguy cơ rất lớn.
Cũng theo ông Nguyễn Phước Trung, TPHCM nơi tiếp nhận nguồn heo lớn từ các tỉnh nên sở cũng chủ động kiểm soát và liên lạc với các nơi, đảm bảo cung cấp đủ nguồn theo TPHCM.
Cùng đó, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cũng tập trung tuyên truyền tới người tiêu dùng.
“Heo ở khu vực có bệnh rớt giá và có hiện tượng heo từ miền Bắc đưa vào miền Nam tiêu thụ. Do đó, chúng tôi cũng tuyên truyền người dân không quay lưng với tả heo châu Phi”, ông Nguyễn Phước Trung nói.
“Cần khẳng định, tả heo châu Phi không lây cho người”, bà Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh, nhưng cho rằng, bệnh sẽ lây cho heo và 100% heo bị bệnh sẽ chết. Lúc này, người nuôi sẽ tiếc rẻ, dẫn đến việc cố tình đưa vào thị trường, dẫn đến rất nhiều nguy cơ về mầm bệnh khác, chứ không riêng bệnh này.
Đặc biệt, virus gây bệnh này tồn tại rất lâu. Chúng không gây nguy hiểm cho người nhưng sẽ ảnh hưởng đến đàn heo.
Do đó, Ban ATTP TP phối hợp chốt chặn, kiểm tra nguồn gốc thịt heo, nhất là ở các chợ đầu mối. Đến thời điểm này, Ban ATTP TP chưa ghi nhận trường hợp tả heo tai châu Phi nhưng thời gian qua có phát hiện các loại heo khác, trong đó có heo tai xanh, lở mồm long móng, tai xanh…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm nhấn mạnh, TPHCM là địa bàn tiêu thụ lượng thịt heo lớn nhất cả nước. UBND TPHCM đã có kế hoạch chủ động ứng phó với dịch tả heo châu Phi với 3 tình huống cụ thể, trong đó nghiêm trọng nhất là xảy ra tả heo châu Phi tại TPHCM.
“Các sở - ngành, đơn vị liên quan cần tập trung kiểm soát, đảm bảo không để xảy ra dịch tả heo châu Phi và không để heo bệnh, sản phẩm heo mắc bệnh vào TPHCM. Điều này là cực kỳ quan trọng, để tránh lây lan dịch”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm, yêu cầu. |