Trong đó, TP Thủ Đức là địa phương dẫn đầu danh sách số lượng phường không đủ trường tiểu học công lập với 33 phường, gồm: An Lợi Đông, Thủ Thiêm, Cát Lái, An Khánh, An Phú, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi…
Kế đó, quận Tân Bình có 15 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Tân Phú có 11 phường.
2 quận 10 và 12 cùng có 10 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Bình Tân có 9 phường.
Đặc biệt, quận 1 - địa phương ở vị trí trung tâm thành phố cũng có 4 phường không đủ trường tiểu học công lập, gồm: Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh và Đa Kao.
Toàn thành phố có 4 địa phương gồm quận 3, 5, Phú Nhuận và huyện Cần Giờ không có phường, xã, thị trấn không có đủ trường tiểu học công lập.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) trong ngày khai giảng năm học 2023-2024 |
Trước đó, căn cứ Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND do HĐND TPHCM ban hành, 2 tiêu chí xác định địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại thành phố gồm:
*Tiêu chí 1: phường, xã, thị trấn không có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập và chính quyền phường, xã, thị trấn không bố trí được dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn học tại các cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập ở các phường, xã, thị trấn lân cận.
*Tiêu chí 2: phường, xã, thị trấn có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập nhưng không đáp ứng được quy mô dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn, định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định. Cụ thể, tỷ lệ dân số độ tuổi cấp tiểu học trên tổng số phòng học văn hóa cấp tiểu học công lập lớn hơn 35 học sinh/lớp (theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 16, Thông tư 28 ban hành năm 2020 của Bộ GD-ĐT về Điều lệ Trường tiểu học).
Trong đó, dân số độ tuổi cấp tiểu học được tính đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi.
Việc xác định các địa phương không đủ trường tiểu học công lập là căn cứ quan trọng để đề xuất các chế độ hỗ trợ học phí cho học sinh.
Danh sách đầy đủ các địa bàn không đủ trường tiểu học công lập:
4692qd-16971965292081729904704.pdf