Đồng minh của Mỹ cũng phản đối Trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi động thái này là “một ngày lịch sử” thì theo Reuters, 8 trong số 15 quốc gia hiện đang là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp về quyết định của Mỹ vào ngày 8-12. Lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas cho rằng Mỹ không còn là phía thúc đẩy đàm phán hòa bình Israel-Palestine, và rằng Jerusalem là “thủ đô vĩnh cửu của nhà nước Palestine”. Phong trào Hồi giáo Hamas tuyên bố quyết định của ông Trump sẽ “mở ra cánh cửa địa ngục” cho lợi ích của Mỹ trong khu vực. Cộng đồng các nước Hồi giáo và cả các đồng minh phương Tây cũng lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thông cáo của Saudi Arabia, đồng minh lớn nhất của Mỹ trong khối Arab, cho biết tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “phi lý và vô trách nhiệm”. Trong một thông báo với lời lẽ mạnh mẽ, Malaysia nhấn mạnh Mỹ “phải xem xét lại” quyết định trên vì điều này sẽ chấm dứt “tất cả những nỗ lực” giải quyết vấn đề Israel- Palestine cũng như sẽ “gây ra những hậu quả nghiêm trọng” đối với sự ổn định của Trung Đông.
Theo Hiệp định hòa bình Israel-Palestine 1993, quy chế của Jerusalem được bàn sau. Quốc tế lâu nay không công nhận chủ quyền của Israel với Jerusalem, và mọi quốc gia - kể cả Mỹ - vẫn đặt sứ quán ở Tel Aviv.
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh các hành động dẫn đến những hậu quả nguy hiểm và không thể kiểm soát. Cùng ngày, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cảnh báo quyết định của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy khu vực “trở lại thời kỳ đen tối hơn”. Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, Australia và Ngoại trưởng Canada đều phản đối. Ngày 7-12, hàng loạt cuộc biểu tình ở khu Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem đã dẫn tới đụng độ khiến 43 người bị thương. Tại các thành phố Hebron và Al-Bireh ở khu Bờ Tây, hàng ngàn người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine” và ném gạch đá vào các binh sĩ Israel. Cùng ngày, phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine đã kêu gọi một cuộc nổi dậy mới intifada của người Palestine chống lại việc Mỹ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Chia rẽ trong Nhà Trắng? Sau thông báo của Tổng thống Donald Trump, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bắt đầu chuẩn bị chuyển sứ quán sang Jerusalem. Theo CNN, ông Donald Trump nói Mỹ vẫn ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột giữa Israel và người Palestine nhưng việc công nhận thủ đô Israel là “bước đi lẽ ra phải làm từ lâu”. Theo Tổng thống Donald Trump, tuyên bố này là “phù hợp với lợi ích của Mỹ và tiến trình hòa bình giữa Israel và người Palestine”. 2 quan chức cấp cao Nhà Trắng thừa nhận quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã tạm thời làm tiến trình hòa bình Israel-Palestine “trật đường ray”. Một trong 2 quan chức này thừa nhận đội ngũ của Tổng thống Donald Trump đã không liên lạc với các quan chức Palestine đang giận dữ sau tuyên bố của ông Donald Trump. Tuy nhiên, quan chức này cho biết Nhà Trắng đã chuẩn bị để chấp nhận các rủi ro nhằm hoàn thành lời hứa trong chiến dịch vận động bầu cử của ông Donald Trump. Quan chức thứ hai cho rằng “sẽ có một số cú sốc ngắn hạn, nhưng lợi ích lâu dài”. Lời tuyên bố của ông Donald Trump về Jerusalem, đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ với tiến trình hòa bình Trung Đông xuyên suốt 7 thập kỷ qua. Kênh CNN cũng dẫn lời 2 quan chức nói trên cho biết đã có sự chia rẽ trong nội các Mỹ. Theo nguồn tin này, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc CIA Mike Pompeo và Ngoại trưởng Rex Tillerson không đồng tình với quyết định của ông Donald Trump, trong khi Phó tổng thống Mike Pence, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley và Đại sứ Mỹ ở Israel David Friedman ủng hộ việc công nhận.
Chia rẽ trong Nhà Trắng? Sau thông báo của Tổng thống Donald Trump, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bắt đầu chuẩn bị chuyển sứ quán sang Jerusalem. Theo CNN, ông Donald Trump nói Mỹ vẫn ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột giữa Israel và người Palestine nhưng việc công nhận thủ đô Israel là “bước đi lẽ ra phải làm từ lâu”. Theo Tổng thống Donald Trump, tuyên bố này là “phù hợp với lợi ích của Mỹ và tiến trình hòa bình giữa Israel và người Palestine”. 2 quan chức cấp cao Nhà Trắng thừa nhận quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã tạm thời làm tiến trình hòa bình Israel-Palestine “trật đường ray”. Một trong 2 quan chức này thừa nhận đội ngũ của Tổng thống Donald Trump đã không liên lạc với các quan chức Palestine đang giận dữ sau tuyên bố của ông Donald Trump. Tuy nhiên, quan chức này cho biết Nhà Trắng đã chuẩn bị để chấp nhận các rủi ro nhằm hoàn thành lời hứa trong chiến dịch vận động bầu cử của ông Donald Trump. Quan chức thứ hai cho rằng “sẽ có một số cú sốc ngắn hạn, nhưng lợi ích lâu dài”. Lời tuyên bố của ông Donald Trump về Jerusalem, đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ với tiến trình hòa bình Trung Đông xuyên suốt 7 thập kỷ qua. Kênh CNN cũng dẫn lời 2 quan chức nói trên cho biết đã có sự chia rẽ trong nội các Mỹ. Theo nguồn tin này, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc CIA Mike Pompeo và Ngoại trưởng Rex Tillerson không đồng tình với quyết định của ông Donald Trump, trong khi Phó tổng thống Mike Pence, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley và Đại sứ Mỹ ở Israel David Friedman ủng hộ việc công nhận.