Cụ thể, khoản 150 triệu USD này sẽ được chia giải ngân cho phục vụ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước với mục đích khử carbon của các nhà máy điện trong khu vực (40 triệu USD), an ninh hàng hải (60 triệu USD), quỹ hỗ trợ y tế (16 triệu USD) để phát hiện sớm Covid-19 và ứng phó với các dịch bệnh hô hấp. Ngoài ra, nguồn viện trợ này sẽ được phân phối hỗ trợ các nước trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng các đạo luật về trí tuệ nhân tạo.
Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ khai mạc ngày 13-5 tại Washington là hội nghị cấp cao đầu tiên của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng và là cuộc họp đầu tiên do Tổng thống Hoa Kỳ chủ trì kể từ năm 2016.
Phát biểu tại Washington ngày 12-5, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob hối thúc Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch đầu tư và giao thương năng động hơn với ASEAN vì lợi ích về kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ.
Nhà lãnh đạo Malaysia khẳng định Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của ASEAN, và cũng là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của khối, với tổng kim ngạch thương mại trao đổi giữa 2 bên đạt 308,9 tỷ USD trong năm 2020.
Thủ tướng Malaysia đã đề cập đến Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) - công cụ quan trọng để tiếp thêm sức mạnh kinh doanh khu vực và hoạt động kinh tế. Theo ông, có khoảng 6.200 công ty Hoa Kỳ đang hoạt động ASEAN và phần lớn đều sử dụng khu vực này làm nền tảng sản xuất để xuất khẩu trong khu vực và xa hơn. Ông cho rằng để tăng trưởng hơn nữa, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần đạt được thỏa thuận thương mại tự do với thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia, chiếm tới gần 1/3 dân số thế giới và GDP toàn cầu cũng như tận dụng lợi thế đầu tư có sẵn.
Tối 12-5-2022 (giờ địa phương), tại Washington D.C.(Hoa Kỳ), Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo ASEAN dự chiêu đãi của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN |