Họ cáo buộc ông nhận nhiều khoản tiền từ các chính phủ nước ngoài thông qua công việc kinh doanh của mình mà không có sự đồng ý của quốc hội, một hành động vi phạm Hiến pháp Mỹ. Đây là lần đầu tiên có nhiều nghị sĩ nhất kiện một tổng thống Mỹ.
Công kích từ nhiều phía
Đơn kiện nêu rõ Tổng thống Donald Trump đã không tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội cho bất kỳ khoản thanh toán nào mà hàng trăm công ty của ông nhận được từ các chính phủ nước ngoài, kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, mặc dù Hiến pháp Mỹ yêu cầu như vậy. Hiện Nhà Trắng chưa có bình luận về vụ việc, song cho rằng, lợi tức kinh doanh của ông Trump không vi phạm hiến pháp. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về vụ việc này.
Có ít nhất 30 thượng nghị sĩ và 166 hạ nghị sĩ đã nộp đơn kiện. Trong cuộc gọi trực tuyến ngày 13-6, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, một trong những người đâm đơn kiện, cho biết Tổng thống Trump đã không thông báo về những khoản thu này, cũng như công khai các khoản thanh toán và lợi tức mà ông ấy nhận được. Trong khi đó, hạ nghị sĩ John Conyers cho rằng, Tổng thống Donald Trump có xung đột lợi ích tại ít nhất 25 nước, và dường như ông ấy đang tận dụng chức vụ tổng thống để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Trước đó, hôm 12-6, Tổng Chưởng lý bang Maryland và quận Columbia cũng đệ đơn kiện ông Donald Trump lên tòa án liên bang tại Maryland với cáo buộc ông này vi phạm “điều khoản thù lao” của Hiến pháp Mỹ. Theo điều khoản này, mọi quan chức chính phủ bị cấm nhận bất cứ khoản tiền nào từ chính phủ nước ngoài mà không được sự chấp thuận của quốc hội.
Tờ Washington Post dẫn lời Tổng Chưởng lý bang Maryland Brian Frosh cho rằng, ông Donald Trump đã không phân định rõ lợi ích cá nhân và nghĩa vụ tổng thống. Ông này khẳng định, theo điều khoản trên của Hiến pháp Mỹ, tổng thống phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, thay vì lợi ích cá nhân. Tổng Chưởng lý bang Maryland và quận Columbia còn cho rằng, các công ty trên địa bàn của họ bị cạnh tranh không công bằng với các cơ sở kinh doanh của ông Trump, còn bản thân chính quyền phải chịu áp lực trong việc cấp giấy phép và hoàn thuế cho Tập đoàn Trump Organization.
Tổng Chưởng lý bang Washington Karl Racine cho rằng, các chính phủ nước ngoài đã chi nhiều tiền vào đế chế kinh doanh của ông Trump để “có mối quan hệ tốt” với tổng thống. Hiện Trump Organization có quan hệ làm ăn với ít nhất 25 quốc gia. Dù đã cam kết sẽ đứng ngoài việc kinh doanh của gia đình, ông Trump vẫn tiếp tục nắm giữ các tài sản và đưa chúng vào một quỹ tín thác dưới tên mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục hưởng lợi ích từ việc kinh doanh.
Để đối phó với các thông tin xấu trên chính trường, Tập đoàn Trump Organization cho biết sẽ tặng khoản lợi nhuận từ khách hàng - là đại diện chính phủ nước ngoài, cho Bộ Tài chính Mỹ.
Ngày càng mất tín nhiệm
Theo khảo sát của Viện Gallup mới công bố, có 59% số người được hỏi không ủng hộ những công việc mà Tổng thống Donald Trump đang thực hiện, còn số ủng hộ là 36%.
Các sự kiện khiến tỷ lệ ủng hộ tổng thống sụt giảm còn bao gồm việc cựu giám đốc Cục Điều tra liên bang James Comey bị sa thải và ra điều trần trước Ủy ban Tình báo thượng viện. Trước đó, theo kết quả khảo sát của Reuters/Ipsos có 56% số người được hỏi không ủng hộ. 23% số người được phỏng vấn thuộc đảng Cộng hòa không ủng hộ Tổng thống Donald Trump, con số này trong một khảo sát tương tự trước đó là 16%. Sự giảm sút ủng hộ trong đảng Cộng hòa được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ ủng hộ chung đối với Tổng thống Donald Trump giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức.
Khảo sát của Reuters/Ipsos được thực hiện qua Internet trên toàn nước Mỹ. Có gần 2.000 người, trong đó có 721 thành viên đảng Cộng hòa và 795 thành viên đảng Dân chủ đã tham gia trả lời.
Công kích từ nhiều phía
Đơn kiện nêu rõ Tổng thống Donald Trump đã không tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội cho bất kỳ khoản thanh toán nào mà hàng trăm công ty của ông nhận được từ các chính phủ nước ngoài, kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, mặc dù Hiến pháp Mỹ yêu cầu như vậy. Hiện Nhà Trắng chưa có bình luận về vụ việc, song cho rằng, lợi tức kinh doanh của ông Trump không vi phạm hiến pháp. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về vụ việc này.
Có ít nhất 30 thượng nghị sĩ và 166 hạ nghị sĩ đã nộp đơn kiện. Trong cuộc gọi trực tuyến ngày 13-6, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, một trong những người đâm đơn kiện, cho biết Tổng thống Trump đã không thông báo về những khoản thu này, cũng như công khai các khoản thanh toán và lợi tức mà ông ấy nhận được. Trong khi đó, hạ nghị sĩ John Conyers cho rằng, Tổng thống Donald Trump có xung đột lợi ích tại ít nhất 25 nước, và dường như ông ấy đang tận dụng chức vụ tổng thống để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Trước đó, hôm 12-6, Tổng Chưởng lý bang Maryland và quận Columbia cũng đệ đơn kiện ông Donald Trump lên tòa án liên bang tại Maryland với cáo buộc ông này vi phạm “điều khoản thù lao” của Hiến pháp Mỹ. Theo điều khoản này, mọi quan chức chính phủ bị cấm nhận bất cứ khoản tiền nào từ chính phủ nước ngoài mà không được sự chấp thuận của quốc hội.
Tờ Washington Post dẫn lời Tổng Chưởng lý bang Maryland Brian Frosh cho rằng, ông Donald Trump đã không phân định rõ lợi ích cá nhân và nghĩa vụ tổng thống. Ông này khẳng định, theo điều khoản trên của Hiến pháp Mỹ, tổng thống phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, thay vì lợi ích cá nhân. Tổng Chưởng lý bang Maryland và quận Columbia còn cho rằng, các công ty trên địa bàn của họ bị cạnh tranh không công bằng với các cơ sở kinh doanh của ông Trump, còn bản thân chính quyền phải chịu áp lực trong việc cấp giấy phép và hoàn thuế cho Tập đoàn Trump Organization.
Tổng Chưởng lý bang Washington Karl Racine cho rằng, các chính phủ nước ngoài đã chi nhiều tiền vào đế chế kinh doanh của ông Trump để “có mối quan hệ tốt” với tổng thống. Hiện Trump Organization có quan hệ làm ăn với ít nhất 25 quốc gia. Dù đã cam kết sẽ đứng ngoài việc kinh doanh của gia đình, ông Trump vẫn tiếp tục nắm giữ các tài sản và đưa chúng vào một quỹ tín thác dưới tên mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục hưởng lợi ích từ việc kinh doanh.
Để đối phó với các thông tin xấu trên chính trường, Tập đoàn Trump Organization cho biết sẽ tặng khoản lợi nhuận từ khách hàng - là đại diện chính phủ nước ngoài, cho Bộ Tài chính Mỹ.
Ngày càng mất tín nhiệm
Theo khảo sát của Viện Gallup mới công bố, có 59% số người được hỏi không ủng hộ những công việc mà Tổng thống Donald Trump đang thực hiện, còn số ủng hộ là 36%.
Các sự kiện khiến tỷ lệ ủng hộ tổng thống sụt giảm còn bao gồm việc cựu giám đốc Cục Điều tra liên bang James Comey bị sa thải và ra điều trần trước Ủy ban Tình báo thượng viện. Trước đó, theo kết quả khảo sát của Reuters/Ipsos có 56% số người được hỏi không ủng hộ. 23% số người được phỏng vấn thuộc đảng Cộng hòa không ủng hộ Tổng thống Donald Trump, con số này trong một khảo sát tương tự trước đó là 16%. Sự giảm sút ủng hộ trong đảng Cộng hòa được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ ủng hộ chung đối với Tổng thống Donald Trump giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức.
Khảo sát của Reuters/Ipsos được thực hiện qua Internet trên toàn nước Mỹ. Có gần 2.000 người, trong đó có 721 thành viên đảng Cộng hòa và 795 thành viên đảng Dân chủ đã tham gia trả lời.