Tổng thống đắc cử Trump đối đầu EU về chính sách với Big Tech

Chiến dịch siết chặt kéo dài nhiều năm của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech) đã đặt Tổng thống đắc cử Donald Trump vào thế phải chọn: chống lại EU hay chống lại Big Tech?

Tỷ phú Musk và Tổng thống đắc cử Trump tham dự sự kiện phóng tàu SpaceX hồi tháng 11-2024. Ảnh: GETTY IMAGES
Tỷ phú Musk và Tổng thống đắc cử Trump tham dự sự kiện phóng tàu SpaceX hồi tháng 11-2024. Ảnh: GETTY IMAGES

Trong những tháng tới, các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google thuộc Alphabet, Meta Platforms và nền tảng X của tỷ phú Elon Musk có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến hàng tỷ USD, hoặc thậm chí bị buộc thoái vốn theo các cuộc điều tra đang diễn ra của EU.

Đối với ông Trump, người từng cáo buộc ngành công nghệ sử dụng sức mạnh thị trường để bóp nghẹt quyền lợi của người Mỹ, điều này có thể được xem là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần phàn nàn rằng EU đối xử bất công với Mỹ và tuyên bố sẽ không để điều đó tiếp diễn.

Tổng thống đắc cử Trump có mối quan hệ phức tạp với các trùm công nghệ Mỹ. Ông từng công khai chỉ trích Mark Zuckerberg (Meta) và Google nhưng lại giữ quan hệ thân thiện với Giám đốc điều hành Apple Tim Cook.

Đặc biệt, tỷ phú Elon Musk, người sở hữu nền tảng X, hiện đóng vai trò quan trọng trong vòng tròn cố vấn của ông Trump, đồng thời được đề cử làm người đứng đầu Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ nhiệm kỳ tới.

Tỷ phú Musk đang đối mặt với khả năng bị EU phạt nặng theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) vì không xử lý nội dung bất hợp pháp trên nền tảng X. EU thậm chí đang cân nhắc tính toán mức phạt dựa trên tài sản cá nhân của Musk, một động thái có nguy cơ kích động sự trả đũa từ phía chính quyền Trump.

Vào tháng 9 vừa qua, ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, ông JD Vance, đã cảnh báo rằng Mỹ có thể cắt tài trợ cho tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu EU trừng phạt Musk. Điều này cho thấy khả năng căng thẳng leo thang nếu các cuộc điều tra nhắm vào X không được dừng lại.

Apple đang đối mặt với nguy cơ bị phạt lớn do hoạt động kinh doanh của App Store vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA).

Theo DMA, Apple đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn đối với hệ điều hành iOS, iPadOS và Safari, cũng như cách thức hãng này cho phép các nhà sản xuất phần cứng đối thủ như đồng hồ thông minh và tai nghe truy cập vào hệ thống iPhone của mình.

Tại Mỹ, công ty này đang phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền với cáo buộc chặn trái phép các đối thủ truy cập vào phần cứng và phần mềm trên iPhone của mình.

Ông Trump đã công khai nói về các cuộc trò chuyện của mình với ông chủ Apple Cook, người thường xuyên đến Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Cook đã thuyết phục được ông Trump miễn một số kế hoạch thuế và thuế quan cho Apple. "Tôi thấy ông ấy là một doanh nhân rất giỏi", Trump nói với Bloomberg vào tháng 7.

Trong khi đó, Google cũng có nguy cơ bị buộc phải chia tách các mảng kinh doanh chính nếu thua trong các cuộc điều tra chống độc quyền.

Với Meta, EU gần đây đã phạt công ty này 798 triệu euro vì hành vi gây tổn hại đến cạnh tranh. Đồng thời, Meta còn bị điều tra vì cách bảo vệ trẻ vị thành niên trên các nền tảng của mình và mô hình quảng cáo “trả tiền hoặc đồng ý” gây tranh cãi.

Ông Trump từng tuyên bố sẽ không để EU "lợi dụng các công ty của chúng tôi". Nếu ông tiếp tục bảo vệ Big Tech trước các quy định siết chặt từ Brussels, căng thẳng giữa Mỹ và EU có thể trở nên sâu sắc hơn.

Theo bà Cristina Caffarra, đồng sáng lập Mạng lưới nghiên cứu chính sách cạnh tranh, EU không có nhiều đòn bẩy đối với Trump, trong khi ông nắm giữ nhiều quân bài như: thuế quan, quốc phòng và NATO.

"Ông Trump có thể không ủng hộ EU quản lý công nghệ Mỹ", bà nhận định. Bà cho rằng Ủy ban châu Âu sẽ phải làm việc rất vất vả để đối phó với chính quyền Trump nếu căng thẳng leo thang.

Cuộc chiến giữa EU và Big Tech có thể kéo theo một giai đoạn căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-EU.

Dưới thời Tổng thống Trump, sự đối đầu này hứa hẹn sẽ không chỉ dừng lại ở các khoản phạt mà còn trở thành vấn đề chiến lược mang tính toàn cầu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Khu tài chính của thành phố London có thể được nhìn thấy khi mọi người đi bộ dọc theo bờ Nam của sông Thames. Ảnh: REUTERS

Nước Anh 5 năm sau Brexit

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, phe ủng hộ nước này rời khỏi EU (Brexit) đã miêu tả tương lai tươi sáng cho người dân Anh sau sự kiện này: Anh sẽ không còn yếu thế như một thành viên của EU, sẽ triển khai hợp tác tự do thương mại và tài chính trên phạm vi toàn thế giới…

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Biểu tình tại Mỹ phản đối chính sách thuế của Tổng thống Trump. Ảnh từ video của ABC NEWS

Biểu tình phản đối các chính sách mới tại Mỹ

Theo ABC News, vào ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Washington và nhiều thành phố để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Mùa xuân ở châu Âu là quãng thời gian khiến con người và muôn loài hưng phấn nhất. Sau những ngày tháng mùa đông dài tưởng như vô tận, lạnh lẽo và ướt át thì nắng xuân bừng lên, nhiệt độ tăng làm tan băng giá, cây cỏ nở bung những đóa hoa và chồi non lên ánh nõn. Sóc thỏ tung tăng chạy nhảy, chim hót vang lừng. Đất trời vào mùa sinh sôi nảy lộc.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng trong tuần (ngày 4-4), thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất từ năm 2020 đến nay, sau khi Trung Quốc công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Mỹ tương tự mức thuế Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva (Thụy SĨ) đã kết thúc vào ngày 4-4 (giờ địa phương), đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam, qua việc chủ trì một phát biểu chung và nhiều phát biểu đóng góp cho cộng đồng quốc tế.

Người tiêu dùng Mỹ đối mặt giá nông sản nhập khẩu tăng do thuế cao. Ảnh: KEYSTONE

Thuế đối ứng của Mỹ: Các nước tiếp tục phản ứng, chuyên gia lo “rủi ro” lớn

Ngày 4-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc áp thuế đối ứng các nước giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại; khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục có phản ứng mạnh về quyết định này của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump. Ảnh: XINHUA

Tổng thống Donald Trump nêu điều kiện để giảm thuế

Ngày 4-4, theo Euro News, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố việc áp thuế giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại. Ông nhấn mạnh khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ.

Tổng thống bị phế truất Yoon Suk Yeol. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Vụ phế truất Tổng thống tại Hàn Quốc: Ông Yoon Suk Yeol xin lỗi đất nước và người dân

Sau khi bị Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên bãi chức, Tổng thống bị phế truất Yoon Suk Yeol đã gửi thông điệp xin lỗi qua luật sư đại diện. Trong đó, ông bày tỏ sự tiếc nuối vì không thể đáp ứng kỳ vọng của người dân và đất nước. Ông Yoon Suk Yeol cũng khẳng định sẽ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp cho Hàn Quốc và tất cả người dân.

Quan hệ Mỹ - Nga “tiến triển 3 bước”

Quan hệ Mỹ - Nga “tiến triển 3 bước”

Ngày 4-4, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga kiêm đặc phái viên tổng thống, ông Kirill Dmitriev cho biết quan hệ Nga - Mỹ đã “tiến triển 3 bước” sau 2 ngày tham vấn tại Washington.

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong, Chủ tịch Khamtay Siphandone và các nhà lãnh đạo hai nước đã đặt nền móng vững chắc và hết lòng vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng hiếm có trên thế giới.

Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ ở Myanmar: Đoàn cứu hộ Việt Nam đã bàn giao 17 thi thể cho các gia đình

Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ ở Myanmar: Đoàn cứu hộ Việt Nam đã bàn giao 17 thi thể cho các gia đình

Ngày 3-4, thông tin từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (C07, Bộ Công an), trong ngày, đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ An ninh giảm nhẹ và Tái định cư Myanmar về tình hình trong những ngày qua, cũng như công tác cứu nạn tại hiện trường trong những ngày tới.

Các nước phản ứng thận trọng

Các nước phản ứng thận trọng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới với hầu hết nền kinh tế trên thế giới, ngày 3-4, nhiều nước đã có phản ứng nhưng nhìn chung vẫn thận trọng và hướng tới việc đàm phán.

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Đây là khẳng định của ông Vance trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 3-4.