Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội định kỳ hai năm về tài chính công đoàn

Với 443 đại biểu (ĐB) Quốc hội tán thành, chiếm 92,48% tổng số ĐB, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với 6 chương, 37 điều, bổ sung 4 điều mới so với luật hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật. Ảnh: QUANG PHÚC
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật. Ảnh: QUANG PHÚC

Báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo luật đã tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; đơn giản hóa thủ tục hành chính và chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền Quốc hội. Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm quy định chi tiết những nội dung cần thiết.

HT 27.jpg
Quang cảnh hội trường Diên Hồng. Ảnh: QUANG PHÚC

Về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, đáng lưu ý là người lao động nước ngoài chỉ được hoạt động tại công đoàn cơ sở, không ứng cử làm cán bộ công đoàn. Dự thảo cũng bổ sung thẩm quyền của công đoàn ngành Trung ương trong việc công nhận tổ chức người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam. Tổ chức của người lao động sẽ chấm dứt hoạt động khi gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Về tài chính công đoàn, dự thảo quy định chặt chẽ việc nhận viện trợ, tài trợ; giao Chính phủ quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.

BẤM 27(2).jpeg
ĐB bấm nút thông qua luật. Ảnh: QUANG PHÚC

Một số điểm mới quan trọng khác của dự thảo luật là người lao động Việt Nam không có quan hệ lao động cũng được quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải báo cáo Quốc hội định kỳ hai năm về tài chính công đoàn và chịu sự kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục