1. Lựa chọn máy lọc không khí
- Khi chọn mua máy lọc không khí, cần dựa vào lưu lượng gió phù hợp với diện tích sử dụng:
Diện tích phòng Lưu lượng gió
15 - 20m2 180m3/h
25 - 30m2 240m3/h
35 - 40m2 360m3/h
- Chọn máy lọc không khí tích hợp công nghệ inverter công nghệ hàng đầu giúp công suất của máy được kiểm soát tối ưu;
- Chọn máy lọc không khí tích hợp hệ thống đánh giá chất lượng không khí và thông báo cho người dùng thông qua đèn báo màu sắc. Đèn báo sẽ giúp bạn chọn chế độ và mức công suất phù hợp nhất, tránh hiệu quả việc thất thoát điện năng;
- Chú ý các tính năng đi kèm máy lọc không khí như: tạo ẩm, hút ẩm, tính năng khử trùng bằng UV, điều khiển từ xa, hẹn giờ qua ứng dụng...
2. Sử dụng máy lọc không khí
- Chọn vị trí phù hợp để đặt máy. Nên đặt máy ở dưới sàn, cách tường khoảng 90cm và cách các vật dụng khác 1m, tránh đặt máy bên cạnh nơi có nước, các thiết bị tỏa nhiệt hay làm mát khác;
- Hạn chế để cửa phòng mở khi đang sử dụng máy lọc không khí để tránh máy phải hoạt động nhiều hơn, vừa gây hao điện, vừa làm giảm tuổi thọ của máy;
- Chỉ bật chế độ lưu lượng khí cao nhất khi hút mùi khó chịu, hoặc khi phòng có không khí quá bẩn, rồi chuyển sang chế độ lưu lượng khí thấp hoặc trung bình để tiết kiệm điện năng;
- Sử dụng các chức năng của máy lọc không khí theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Vệ sinh thường xuyên các bộ lọc và màng lọc không khí. Thời gian thay các màng lọc không khí thường được khuyến cáo như sau:
Loại màng lọc Thời gian thay
Màng lọc thô Có thể thay hoặc không thay mới đều được
Màng lọc than hoạt tính 2 - 3 năm
Màng lọc phấn hoa 6 - 12 tháng
Màng lọc nước 2 năm
Màng lọc HEPA 3 - 10 năm tùy loại máy
(Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng,
Bộ Công thương)