Các ca sốt xuất huyết xuất hiện tại 12/14 huyện, thành phố, giảm hơn 18 ca so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ổ dịch sốt xuất huyết có chiều hướng tăng tại thành phố Quảng Ngãi. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phát hiện và xử lý 61 ổ dịch sốt xuất huyết, trong đó có đến 50 ổ dịch tại thành phố Quảng Ngãi.
Theo ông Hồ Minh Nên, sốt xuất huyết bùng phát nhiều nhất tại thành phố là do tốc độc đô thị hóa tăng, cải tạo môi trường không đồng bộ với phát triển đô thị, mật độ dân số lớn, nhận thức người dân còn hạn chế. Người mắc bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ở độ tuổi trên 15 tuổi.
Những năm gần đây, tình trạng sốt xuất huyết cũng bắt đầu gia tăng ở các vùng miền núi, thống kê đã có đến 27 ca sốt xuất huyết tại 5 huyện miền núi, hải đảo. Trong đó, đảo Lý Sơn có 7 ca sốt xuất huyết. “Trước kia vùng núi chủ yếu là sốt rét, nhưng giờ diện tích rừng giảm, giao thông đồng bằng miền núi thuận lợi, nên muỗi cũng theo đường giao thông lên vùng núi”, ông Hồ Minh Nên nói.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết thêm: “Muỗi xuất hiện tại các khu vực ao tù nước, trong điều kiện nhiệt độ khoảng 20-26°C, thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện để muỗi sinh sôi. Một ca xác định dương tính trên phương tiện cận lâm sàn vẫn gọi là ổ dịch”.
Trong thời gian này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các đơn vị, cơ sở y tế tiến hành tiêu độc khử trùng, diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, tổ chức giám sát tại cộng đồng, khu dân cư để phát hiện các ca bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân.
Theo ông Hồ Minh Nên, sốt xuất huyết bùng phát nhiều nhất tại thành phố là do tốc độc đô thị hóa tăng, cải tạo môi trường không đồng bộ với phát triển đô thị, mật độ dân số lớn, nhận thức người dân còn hạn chế. Người mắc bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ở độ tuổi trên 15 tuổi.
Những năm gần đây, tình trạng sốt xuất huyết cũng bắt đầu gia tăng ở các vùng miền núi, thống kê đã có đến 27 ca sốt xuất huyết tại 5 huyện miền núi, hải đảo. Trong đó, đảo Lý Sơn có 7 ca sốt xuất huyết. “Trước kia vùng núi chủ yếu là sốt rét, nhưng giờ diện tích rừng giảm, giao thông đồng bằng miền núi thuận lợi, nên muỗi cũng theo đường giao thông lên vùng núi”, ông Hồ Minh Nên nói.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết thêm: “Muỗi xuất hiện tại các khu vực ao tù nước, trong điều kiện nhiệt độ khoảng 20-26°C, thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện để muỗi sinh sôi. Một ca xác định dương tính trên phương tiện cận lâm sàn vẫn gọi là ổ dịch”.
Trong thời gian này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các đơn vị, cơ sở y tế tiến hành tiêu độc khử trùng, diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, tổ chức giám sát tại cộng đồng, khu dân cư để phát hiện các ca bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân.