Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol

Sáng 4-4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol, cáo buộc ông vi phạm các quyền cơ bản của người dân.

Cảnh sát tăng cường bảo vệ trước Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trong phiên buộc tội ông Yoon Suk-yeol. Ảnh: CNA
Cảnh sát tăng cường bảo vệ trước Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trong phiên buộc tội ông Yoon Suk-yeol. Ảnh: CNA

Theo Yonhap, phán quyết do Chánh án tòa án Moon Hyung-bae đọc và được truyền hình trực tiếp, có hiệu lực ngay lập tức. Phán quyết yêu cầu phải tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống bất thường để chọn người kế nhiệm ông Yoon trong vòng 60 ngày.

Theo các thẩm phán, hành động của ông Yoon gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sự ổn định của nền cộng hòa dân chủ. Thẩm phán phiên tòa cáo buộc ông Yoon đã hành động vượt quá thẩm quyền được quy định trong hiến pháp. Ông Yoon còn bị buộc tội vi phạm nhiệm vụ với tư cách là tổng tư lệnh bằng cách huy động quân đội trái phép, thiết quân luật can thiệp vào sự độc lập của ngành tư pháp.

Trước khi diễn ra phiên tòa, cảnh sát đã được tăng cường trước Tòa án Hiến pháp. Tính đến 17 giờ ngày 3-4, đã có 96.370 người Hàn Quốc nộp đơn trực tuyến để giành 20 ghế cho công chúng tại phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol. Tỷ lệ cạnh tranh lên tới 4.818,5:1 – mức cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử các phiên luận tội ở Hàn Quốc. Trang đăng ký trực tuyến mở từ 16 giờ ngày 1-4, tuy nhiên đã nhiều lần quá tải vì lượng người truy cập quá lớn.

Quốc hội do phe đối lập kiểm soát luận tội ông Yoon vào giữa tháng 12-2024 với cáo buộc vi phạm Hiến pháp và luật pháp bằng cách tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3-12-2014, triển khai quân đội đến Quốc hội để ngăn các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh và ra lệnh bắt giữ các chính trị gia.

Phán quyết lần này cũng đánh dấu thời gian chờ đợi dài nhất trong lịch sử các phiên tòa luận tội ở Hàn Quốc: 111 ngày kể từ khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua luận tội ngày 14-12-2024. Các phiên luận tội trước đây diễn ra nhanh hơn, như vụ của ông Roh Moo Hyun (63 ngày) và bà Park Geun Hye (91 ngày).

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Người tiêu dùng Mỹ đối mặt giá nông sản nhập khẩu tăng do thuế cao. Ảnh: KEYSTONE

Thuế đối ứng của Mỹ: Các nước tiếp tục phản ứng, chuyên gia lo “rủi ro” lớn

Ngày 4-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc áp thuế đối ứng các nước giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại; khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục có phản ứng mạnh về quyết định này của Mỹ.

Đợt thuế quan của ông Trump được coi là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: CNN

Chính phủ Mỹ không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2-4, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu.

Vòng xoáy đáng ngại

Vòng xoáy đáng ngại

Sau nhôm và thép, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-3 thông báo áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu không được sản xuất tại Mỹ, bắt đầu từ ngày 2-4.

Ưu tiên giới trẻ

Ưu tiên giới trẻ

Hội chợ việc làm Hàn Quốc 2025 đang diễn ra tại thủ đô Seoul với sự tham gia của 121 công ty, nhằm hỗ trợ cơ hội việc làm cho giới trẻ Hàn Quốc trong bối cảnh tình hình việc làm không mấy khả quan. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố, số lượng thanh niên Hàn Quốc từ 15-29 tuổi thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động kinh tế đã vượt quá 1,2 triệu người trong tháng 2 vừa qua, tăng 70.000 người so với cuối năm 2024.

Người dân bán thực phẩm tại khu chợ Gwangjang ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Giải bài toán bình ổn giá

Bất ổn chính trị kéo dài, tăng trưởng xuất khẩu suy yếu, niềm tin người tiêu dùng sụt giảm... buộc Chính phủ Hàn Quốc tính đến giải pháp bình ổn thị trường để đảm bảo thị trường hàng hóa vận hành ổn định hơn.

Ô tô sản xuất tại Mỹ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do căng thẳng thuế quan giữa Mỹ với EU. Ảnh: DPA

EU và Mỹ tìm kiếm lối thoát cho cuộc chiến thương mại

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang, Ủy viên Thương mại châu Âu Maros Sefcovic cho biết đã có cuộc điện đàm quan trọng với các đối tác Mỹ, trong đó bày tỏ hy vọng về việc thúc đẩy xuống thang căng thẳng.

Ưu tiên cải thiện thị trường việc làm

Ưu tiên cải thiện thị trường việc làm

Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, bà Vương Hiểu Bình, cho biết, việc làm ở Trung Quốc đang tăng trưởng ổn định. Chính phủ nước này sẽ tiếp tục cải thiện thị trường việc làm trong năm nay để đảm bảo mọi người có môi trường làm việc công bằng hơn, được tổ chức tốt và thân thiện hơn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng. Ảnh: NEW YORK TIMES

Ukraine và Mỹ đàm phán tại Saudi Arabia

Theo New York Times, giới chức Mỹ và Ukraine có kế hoạch đàm phán vào tuần tới để thảo luận về những bước đầu tiên của một thỏa thuận có thể dẫn đến chấm dứt xung đột ở Ukraine. Cuộc họp dự kiến diễn ra tại Saudi Arabia.

Xe hơi nhập khẩu từ EU sẽ là mặt hàng bị áp thuế nếu Chính phủ Mỹ thực hiện theo tuyên bố của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: BLOOMBERG

Châu Âu cần sẵn sàng sử dụng “vũ khí răn đe”

Ủy ban châu Âu đã tuyên bố sẽ “phản ứng kiên quyết và ngay lập tức đối với các rào cản phi lý cản trở thương mại tự do và công bằng” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ sớm áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Chính sách nhập cư gây tranh cãi

Chính sách nhập cư gây tranh cãi

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2022, chỉ trong năm 2023, Chính phủ Italy của Thủ tướng Giorgia Meloni đã buộc hồi hương 4.751 người di cư. Trong năm 2024, Italy đã chi hàng tỷ EUR để xây dựng trung tâm giam giữ người tị nạn ở Albania chờ hồi hương. Chính sách quyết liệt của Chính phủ Italy giúp số người di cư bất hợp pháp đến đất nước hình chiếc ủng bằng đường biển giảm hơn một nửa, từ 153.000 người năm 2023 xuống 65.000 người trong năm 2024.

Quang cảnh Hội nghị An ninh Munich 2025. Ảnh: GETTY IMAGES

Xung đột Ukraine hâm nóng Hội nghị An ninh Munich

Chiều 14-2, Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 (MSC 2025) đã khai mạc. Theo hãng tin DW, hội nghị kéo dài đến ngày 16-2 sẽ tập trung vào các vấn đề chính: quản trị toàn cầu, quan hệ xuyên Đại Tây Dương và vị thế của châu Âu trên thế giới. Cuộc xung đột tại Ukraine cũng là chủ đề nóng trong chương trình nghị sự.

Binh sĩ Somalia tham gia chiến đấu chống IS. Ảnh: WASHINGTON POST

Mối đe dọa từ IS ở Somalia

Theo Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), nhánh Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Somalia đã trở thành trung tâm hoạt động và tài chính mới của IS với lực lượng chiến binh ước tính có khoảng 1.000 người, chủ yếu phân tán ở dãy núi Cal Miskaat thuộc vùng Bari của Puntland.