Anh Trần Quốc Anh, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Houston cho biết, cộng đồng có nơi cư trú cho 2.000 người. Trước mắt, cộng đồng ưu tiên cứu trợ chăn màn, drap, nệm cho bà con. Số tiền cộng đồng người Việt tại Houston quyên góp lên 20 triệu USD, rất nhỏ so với hàng trăm tỷ USD cho bang Texas khắc phục hậu quả sau lũ nhưng là nỗ lực lớn của cộng đồng. Khu vực đường Gessner, nơi có đông đảo người Việt về hưu sinh sống nước ngập có nơi đến 3m. Đây là trận lụt không ai nghĩ đến. Có lẽ rất nhiều năm nữa người Mỹ, trong đó có người Mỹ gốc Việt, vẫn khó có thể quên cái tên Harvey, trút lượng nước 34 tỷ m3 lên thành phố lớn thứ tư của Mỹ - Houston. Tinh thần tương thân, tương trợ của người Việt, không phân biệt sắc dân.
Đây là lúc họ bắt đầu đối diện những hậu quả nặng nề của trận lụt. Theo báo Người Việt, làng Fatima là một khu mobile home khiêm tốn nằm trên đường Gulf Bank, Houston. Ngay từ đầu làng, một xóm đạo nhỏ, nơi gia đình ông Đoàn Tấn Nhiều vừa quay về sinh sống sau cuộc sơ tán, một núi rác gồm nệm giường và những đồ gia dụng bị cơn lụt tàn phá, xộc ra một mùi hôi thối nồng nặc. Ông Nhiều, cùng vợ và con trai tên Khánh, trước đó phải rời khỏi nhà, cùng cả làng tìm nơi trú ẩn. Ngồi hồi tưởng lại những gì xảy ra, cả gia đình ông vẫn còn phảng phất nỗi kinh hoàng trên gương mặt. Bão Harvey đến với gia đình ông từ tuần trước, khi truyền hình loan báo cơn bão đang tiến về Houston và khu vực ông đang ở. Ông kể với giọng bùi ngùi: “Thứ năm, ngày 24-8, chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi, sẵn sàng chạy bão nhưng tới thứ bảy, vẫn chưa thấy gì đáng ngại. Mưa không lớn lắm mà bầu trời rất yên”. Những trận bão trước đây ồn ào và gió thét gào gầm rú rất dữ dội. Lần này, gần như không có gió, trời yên lặng, hiền hòa làm nhiều người coi thường sự kinh hoàng khốc liệt của bão Harvey. Chính vì vậy mà nhiều cư dân địa phương không gọi đây là trận bão mà lại gọi là trận lụt. Ông hồi tưởng: “Nước cứ từ từ dâng lên. Nước ngoài đường, mới tới mắt cá mà quay qua, quay lại đã lên tới đầu gối”.
Ở tuổi 65, cái tuổi mà bao nhiêu sức lực sung mãn dần dần trôi đi, ông Nhiều cảm thấy sự nguy hiểm như gần kề ông và vợ con. Sáng thứ bảy 26-8, mưa rơi tầm tã từ sớm. Gia đình ông và cả làng cuống quít hơn khi theo dõi tin tức báo động tình hình khẩn cấp trên truyền hình. Không thể chần chừ nữa, cả làng cùng nắm tay nhau rướn đi trong nước lũ. Số phận của bao nhiêu người, lúc này, nhập vào làm một. “Vì một người bị nước cuốn là cả làng 44 người kia sẽ bị kéo theo”. Cả đoàn người, kể cả phụ nữ có thai đang đau bụng, tay nắm chặt tay nhau, bước đi từng bước, từng bước nặng nề trong cơn xoáy ngầm dữ dội. Khi mực nước dâng lên gần ngực, may quá, vừa ra đến ngoài thì cả làng được lên xe xúc cát đưa ra Trường Tiểu học Keeble. Trời vẫn tầm tã trút mưa xuống. Nước vẫn lầm lì dâng lên. Từ trường tiểu học, xe lớn đưa cả làng ông đến Gallery Furniture Store, một tiệm bán giường tủ bàn ghế lớn gần đó. Ông Mack, chủ tiệm người Mỹ này, tốt quá”, ông khen. Chỉ một lúc, Gallery Furniture Store đã có đến hàng trăm người.
Ông Mack, tên thật là Jim McIngvale, chào đón mọi người rồi phân phát quần áo khô, thức ăn, còn nói ai thích giường nào thì toàn quyền nằm giường đó. “Giường mới tinh đang bày bán mà ông ấy không tiếc gì cả, mời chúng tôi cứ tự nhiên”, bà Thanh kể. Ông Mack từng mở cửa chào đón nhiều nạn nhân bão Katrina năm 2005. Nhiều cư dân New Orlean định cư tại Houston cả 12 năm nay. Nhớ lại những ngày qua, ông Nhiều nói: “Trận lụt này là tai họa cho nhiều người. Nhưng qua đó, chúng tôi mới thấy được tình người”.
Đây là lúc họ bắt đầu đối diện những hậu quả nặng nề của trận lụt. Theo báo Người Việt, làng Fatima là một khu mobile home khiêm tốn nằm trên đường Gulf Bank, Houston. Ngay từ đầu làng, một xóm đạo nhỏ, nơi gia đình ông Đoàn Tấn Nhiều vừa quay về sinh sống sau cuộc sơ tán, một núi rác gồm nệm giường và những đồ gia dụng bị cơn lụt tàn phá, xộc ra một mùi hôi thối nồng nặc. Ông Nhiều, cùng vợ và con trai tên Khánh, trước đó phải rời khỏi nhà, cùng cả làng tìm nơi trú ẩn. Ngồi hồi tưởng lại những gì xảy ra, cả gia đình ông vẫn còn phảng phất nỗi kinh hoàng trên gương mặt. Bão Harvey đến với gia đình ông từ tuần trước, khi truyền hình loan báo cơn bão đang tiến về Houston và khu vực ông đang ở. Ông kể với giọng bùi ngùi: “Thứ năm, ngày 24-8, chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi, sẵn sàng chạy bão nhưng tới thứ bảy, vẫn chưa thấy gì đáng ngại. Mưa không lớn lắm mà bầu trời rất yên”. Những trận bão trước đây ồn ào và gió thét gào gầm rú rất dữ dội. Lần này, gần như không có gió, trời yên lặng, hiền hòa làm nhiều người coi thường sự kinh hoàng khốc liệt của bão Harvey. Chính vì vậy mà nhiều cư dân địa phương không gọi đây là trận bão mà lại gọi là trận lụt. Ông hồi tưởng: “Nước cứ từ từ dâng lên. Nước ngoài đường, mới tới mắt cá mà quay qua, quay lại đã lên tới đầu gối”.
Ở tuổi 65, cái tuổi mà bao nhiêu sức lực sung mãn dần dần trôi đi, ông Nhiều cảm thấy sự nguy hiểm như gần kề ông và vợ con. Sáng thứ bảy 26-8, mưa rơi tầm tã từ sớm. Gia đình ông và cả làng cuống quít hơn khi theo dõi tin tức báo động tình hình khẩn cấp trên truyền hình. Không thể chần chừ nữa, cả làng cùng nắm tay nhau rướn đi trong nước lũ. Số phận của bao nhiêu người, lúc này, nhập vào làm một. “Vì một người bị nước cuốn là cả làng 44 người kia sẽ bị kéo theo”. Cả đoàn người, kể cả phụ nữ có thai đang đau bụng, tay nắm chặt tay nhau, bước đi từng bước, từng bước nặng nề trong cơn xoáy ngầm dữ dội. Khi mực nước dâng lên gần ngực, may quá, vừa ra đến ngoài thì cả làng được lên xe xúc cát đưa ra Trường Tiểu học Keeble. Trời vẫn tầm tã trút mưa xuống. Nước vẫn lầm lì dâng lên. Từ trường tiểu học, xe lớn đưa cả làng ông đến Gallery Furniture Store, một tiệm bán giường tủ bàn ghế lớn gần đó. Ông Mack, chủ tiệm người Mỹ này, tốt quá”, ông khen. Chỉ một lúc, Gallery Furniture Store đã có đến hàng trăm người.
Ông Mack, tên thật là Jim McIngvale, chào đón mọi người rồi phân phát quần áo khô, thức ăn, còn nói ai thích giường nào thì toàn quyền nằm giường đó. “Giường mới tinh đang bày bán mà ông ấy không tiếc gì cả, mời chúng tôi cứ tự nhiên”, bà Thanh kể. Ông Mack từng mở cửa chào đón nhiều nạn nhân bão Katrina năm 2005. Nhiều cư dân New Orlean định cư tại Houston cả 12 năm nay. Nhớ lại những ngày qua, ông Nhiều nói: “Trận lụt này là tai họa cho nhiều người. Nhưng qua đó, chúng tôi mới thấy được tình người”.