Tình hình dịch bệnh tại TPHCM đến ngày 19-4: 10 ngày qua không có bệnh nhân nhiễm Covid-19

Trong ngày 19-4, TPHCM có 1 trường hợp đang chờ kết quả. Số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 91 trường hợp. Toàn bộ nhóm đối tượng người nhập cảnh đã kết thúc thời gian cách ly tập trung.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại Bến xe Miền Tây. Ảnh: HÒANG HÙNG
Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại Bến xe Miền Tây. Ảnh: HÒANG HÙNG

Thông tin từ Sở Y tế TPHCM, đến ngày 19-4, TP ghi nhận 54 ca đã được Bộ Y tế công bố (35 ca nhập cảnh và 19 ca phát hiện từ cộng đồng).

Hiện đã có 49 ca được xuất viện, 5 ca đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Các bệnh nhân đang điều trị hầu hết sức khỏe ổn định, đang được theo dõi điều trị.

Riêng bệnh nhân 91 – là phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, các chỉ số sinh tồn ổn định, không sốt, tiếp tục thở máy và ECMO, tình trạng rối loạn đông máu đang được kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện; xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã âm tính.

Trong ngày 19-4, TP có 1 trường hợp đang chờ kết quả. Số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 91 trường hợp. Toàn bộ nhóm đối tượng người nhập cảnh đã kết thúc thời gian cách ly tập trung.

Số người cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 22 người; số trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong ngày là 192 người.

Có 5 chuyến bay quốc tế đến TPHCM trong ngày 19-4, ngành y tế đã tiến hành khai báo y tế đối với 19 người là thành viên tổ bay; có 8 chuyến bay quốc nội: khai báo y tế 1.240 người (tổ bay 45 người), lấy mẫu xét nghiệm 1.195 hành khách; có 2 chuyến tàu lửa, khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm 394 hành khách.

Đến ngày 18-4, ngành y tế đã thực hiện xét nghiệm cho 2.063 công nhân của quận 7, quận 12 và quận Thủ Đức. Trong đó, 2.050 mẫu có kết quả âm tính, còn 13 mẫu đang chờ kết quả. Tổng số xét nghiệm virus SARS-CoV-2 TP đã thực hiện đến ngày 19-4 là 41.134 mẫu.

Theo Sở Y tế TPHCM, mặc dù đã hơn 10 ngày qua không có bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới nhưng các bệnh viện được phân công tiếp nhận và điều trị bệnh nhân dương tính vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng, các kíp trực vẫn luôn được duy trì, công tác vệ sinh kiểm soát nhiễm khuẩn các phòng cách ly luôn được duy trì và đảm bảo đúng quy định.

Sau hơn 2 tháng hoạt động (kể từ ngày 10-2), Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi đã tiếp nhận và cách ly tổng số 560 trường hợp cách ly kiểm dịch và cách ly điều trị, trong đó có 108 ca nghi nhiễm, trong số đó có 34 ca xác định mắc Covid-19.

Còn Bệnh viện điều trị Covid-19 tại Cần Giờ sau hơn 1 tháng hoạt động (kể từ ngày 16-3) cũng đã tiếp nhận điều trị cho 141 trường hợp, trong đó có 16 ca xác định mắc Covid-19.

Như vậy, ngay sau khi dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra trên địa bàn thành phố thì 2 bệnh viện trên khi vừa mới thành lập đã chữa trị cho gần 250 trường hợp nghi nhiễm và 50 trường hợp xác định mắc Covid-19.

Theo Sở Y tế TPHCM, nếu không có 2 bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 này thì chắc chắn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ quá tải và khả năng các bệnh viện đa khoa của TP phải tiếp nhận điều trị, điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm chéo Covid-19 tại các bệnh viện.
Từ ngày 20-3 đến ngày 19-4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tiếp nhận tổng cộng số tiền, hàng là hơn 160 tỷ 805 triệu đồng của 6.202 đơn vị, cá nhân ủng hộ. Trong đó: Ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 là 141 tỷ 213 triệu đồng (tiền mặt: 119 tỷ 127 triệu đồng và hàng hóa trị giá 22 tỷ 086 triệu đồng). Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán xâm nhập mặn gây ra là hơn 19 tỷ 592 triệu đồng.
Đến nay, đã phân phối tiền, hàng hóa, với tổng giá trị hơn 45 tỷ 261 triệu đồng. Trong đó, chi 7 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn; Chi hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 là 38 tỷ 261 triệu đồng (cụ thể, tiền mặt là 16 tỷ 175 triệu đồng và hàng hóa là 22 tỷ 086 triệu đồng, gồm các thiết bị y tế, hàng hóa, nhu yếu phẩm, trái cây...) chuyển đến các cơ sở điều trị, các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly, các y, bác sĩ, lực lượng tình nguyện, nhân viên phục vụ công tác phòng, chống dịch và những người cách ly.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Ngày 1-4, Báo SGGP đăng bài viết “Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!”, phản ánh những khó khăn trong việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (BAĐT) tại các cơ sở y tế trên cả nước. Phản hồi thông tin này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch triển khai hồ sơ BAĐT trong toàn quốc và khẳng định việc triển khai BAĐT là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của ngành y tế.

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Theo thống kê của Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của người Việt đang ở mức khá cao, hơn 73,6 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 65,4 tuổi. Hiện người cao tuổi (NCT) ở nước ta đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép”, thường mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, mạch vành, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra, còn có các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Bác sĩ CKI Lê Thị Thúy Uyên, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tư vấn cho một bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Ảnh: KIM HUYỀN

Hội chứng “não cá vàng” ở người trẻ

Ra ngoài nhưng không nhớ đã khóa cửa phòng hay chưa, bỗng dưng quên mình cần làm gì, nói gì... những câu chuyện tưởng chừng vui đùa này lại đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Hội chứng “não cá vàng” (suy giảm trí nhớ) không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Tiêm vaccine sởi đầy đủ cho trẻ em nhằm phòng ngừa dịch sởi

Cả nước chỉ còn 1 địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi

Chiều 4-4, Bộ Y tế có thông cáo báo chí về kết quả triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố gồm; TPHCM, Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu không nằm trong chiến dịch do đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng từ năm 2024 và đợt 1 năm 2025).

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.