Sáng 28-11, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới: Yêu cầu và bước đi của Việt Nam”.
“Về cơ bản, chúng ta đã có các quy định về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; quản lý tên miền; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT). Nhưng còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trườngTMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử)”, ông Dương nói. |
Đáng lưu ý, chuyên gia này cũng nhận định, tính an toàn và độ bảo mật thông tin trong lĩnh vực này tuy đã được chú ý nhiều hơn, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo bà Lê Thị Hà, Trưởng Phòng chính sách, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 20%/năm từ năm 2013 đến nay. Dự kiến, đến năm 2020, quy mô thị trường này ước đạt 10 tỷ USD (mua sắm trực tuyến của người dân tương đương 350 USD/năm).
Do đó, để tạo điều kiện phát triển TMĐT, cần sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 theo hướng bổ sung một số quy định khung cơ bản về TMĐT; rà soát, nghiên cứu xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn phù hợp với thực tiễn phát triển. Đặc biệt, cần hoàn thiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT.