Lan truyền nhanh
Người dân ở Mexico - quốc gia hứng chịu thảm họa động đất nặng nề đã trở thành những nạn nhân mới nhất của tin tức giả. Vài ngày trước, câu chuyện về một bé gái 12 tuổi Frida Sofia sống sót diệu kỳ trong trận động đất khiến dư luận xúc động. Đến ngày 22-9, sự thật bị phanh phui. Giới chức Mexico tuyên bố Frida Sofia là nhân vật không có thật, đây là sản phẩm được nhào nặn từ giới truyền thông thích “tin vịt”. Thông tin khiến mọi người nổi giận. Trên mạng, nhiều phản ứng giận dữ trút vào truyền thông, nhất là kênh truyền hình Televisa, cơ quan báo chí đã liên tục cập nhật những thông tin liên quan đến Sofia.
Frida Sofia chỉ là một trong những thông tin giả được lan truyền trên các phương tiện truyền thông tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tin tức giả lan nhanh trên mạng đang khiến nhiều chính phủ, các mạng xã hội, các công ty công nghệ trên thế giới đau đầu. Điều đáng nói ở đây là những thông tin này đã không chỉ giới hạn trên mạng xã hội mà đã trở thành những bản tin được đăng trên các phương tiện truyền thông được cho là có sự kiểm duyệt về mặt thông tin như kênh truyền hình và các ấn phẩm báo chí. Cũng theo cuộc khảo sát của BBC Word Service, người dân tại Trung Quốc và Anh đồng ý để chính phủ tăng cường các biện pháp ngăn chặn nạn tin tức giả, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 67% và 53%. Theo khảo sát, Brazil là nước có tỷ lệ lo ngại về nạn tin tức giả cao nhất thế giới, lên đến 92%. Ở các nước đang phát triển, Indonesia chiếm tỷ lệ 90%.
Cần biện pháp mạnh tay
Trong cuộc khảo sát, quốc gia có tỷ lệ lo ngại về nạn tin tức giả thấp nhất là Đức. Trong số các nước châu Âu, Đức là quốc gia tiên phong trong chống tin tức giả. Nội các Đức đã thông qua dự thảo luật áp dụng mức phạt tới 50 triệu EUR với các mạng xã hội không gỡ bỏ hoặc chặn truy cập các phát ngôn thù địch hoặc tin tức giả mạo trong vòng 24 giờ... Tại Pháp, nhằm ngăn chặn tin giả phát tán trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4-2017, gần 40 cơ quan thông tấn của Pháp và quốc tế đã tham gia chương trình CrossCheck - diễn đàn hợp tác trực tuyến giúp các đối tác truyền thông kiểm tra, đối chiếu, phản bác thông tin méo mó trên mạng... Ủy ban châu Âu (EU) cũng đã có biện pháp khá mạnh khi yêu cầu Facebook, Google, Twitter nhanh chóng điều chỉnh các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin giả, nếu không sẽ phải chịu chế tài. Cuối tháng 8 vừa qua, mạng xã hội Facebook công bố chính sách mới không cho những Facebook Page chuyên tung tin giả mua quảng cáo của Facebook. Theo đó, các trang web sẽ không còn được mua quảng cáo trên Facebook nếu lặp lại hành vi chia sẻ tin tức bị các bên thứ ba đánh dấu là giả mạo. Đây là nỗ lực mới nhất trong cuộc chiến chống tin tức giả mạo vốn trở thành vấn nạn trong thời gian qua trên Facebook.
Ở châu Á, Singapore là quốc gia đang có những hành động quyết liệt chống lại nạn tin giả. Trước sự lo ngại về các thông tin sai lệch đang khai thác sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo trong xã hội đa sắc tộc như ở Singapore, Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Singapore Shanmugam cho biết nước này sẽ tập trung vào các nền tảng công nghệ để loại bỏ tin tức giả mạo và giúp người dân nhận diện tin giả mạo. Mục tiêu xử lý là tin tức giả mạo được cố tình tạo ra và gây ra tác động tới xã hội.
Người dân ở Mexico - quốc gia hứng chịu thảm họa động đất nặng nề đã trở thành những nạn nhân mới nhất của tin tức giả. Vài ngày trước, câu chuyện về một bé gái 12 tuổi Frida Sofia sống sót diệu kỳ trong trận động đất khiến dư luận xúc động. Đến ngày 22-9, sự thật bị phanh phui. Giới chức Mexico tuyên bố Frida Sofia là nhân vật không có thật, đây là sản phẩm được nhào nặn từ giới truyền thông thích “tin vịt”. Thông tin khiến mọi người nổi giận. Trên mạng, nhiều phản ứng giận dữ trút vào truyền thông, nhất là kênh truyền hình Televisa, cơ quan báo chí đã liên tục cập nhật những thông tin liên quan đến Sofia.
Frida Sofia chỉ là một trong những thông tin giả được lan truyền trên các phương tiện truyền thông tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tin tức giả lan nhanh trên mạng đang khiến nhiều chính phủ, các mạng xã hội, các công ty công nghệ trên thế giới đau đầu. Điều đáng nói ở đây là những thông tin này đã không chỉ giới hạn trên mạng xã hội mà đã trở thành những bản tin được đăng trên các phương tiện truyền thông được cho là có sự kiểm duyệt về mặt thông tin như kênh truyền hình và các ấn phẩm báo chí. Cũng theo cuộc khảo sát của BBC Word Service, người dân tại Trung Quốc và Anh đồng ý để chính phủ tăng cường các biện pháp ngăn chặn nạn tin tức giả, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 67% và 53%. Theo khảo sát, Brazil là nước có tỷ lệ lo ngại về nạn tin tức giả cao nhất thế giới, lên đến 92%. Ở các nước đang phát triển, Indonesia chiếm tỷ lệ 90%.
Cần biện pháp mạnh tay
Trong cuộc khảo sát, quốc gia có tỷ lệ lo ngại về nạn tin tức giả thấp nhất là Đức. Trong số các nước châu Âu, Đức là quốc gia tiên phong trong chống tin tức giả. Nội các Đức đã thông qua dự thảo luật áp dụng mức phạt tới 50 triệu EUR với các mạng xã hội không gỡ bỏ hoặc chặn truy cập các phát ngôn thù địch hoặc tin tức giả mạo trong vòng 24 giờ... Tại Pháp, nhằm ngăn chặn tin giả phát tán trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4-2017, gần 40 cơ quan thông tấn của Pháp và quốc tế đã tham gia chương trình CrossCheck - diễn đàn hợp tác trực tuyến giúp các đối tác truyền thông kiểm tra, đối chiếu, phản bác thông tin méo mó trên mạng... Ủy ban châu Âu (EU) cũng đã có biện pháp khá mạnh khi yêu cầu Facebook, Google, Twitter nhanh chóng điều chỉnh các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin giả, nếu không sẽ phải chịu chế tài. Cuối tháng 8 vừa qua, mạng xã hội Facebook công bố chính sách mới không cho những Facebook Page chuyên tung tin giả mua quảng cáo của Facebook. Theo đó, các trang web sẽ không còn được mua quảng cáo trên Facebook nếu lặp lại hành vi chia sẻ tin tức bị các bên thứ ba đánh dấu là giả mạo. Đây là nỗ lực mới nhất trong cuộc chiến chống tin tức giả mạo vốn trở thành vấn nạn trong thời gian qua trên Facebook.
Ở châu Á, Singapore là quốc gia đang có những hành động quyết liệt chống lại nạn tin giả. Trước sự lo ngại về các thông tin sai lệch đang khai thác sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo trong xã hội đa sắc tộc như ở Singapore, Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Singapore Shanmugam cho biết nước này sẽ tập trung vào các nền tảng công nghệ để loại bỏ tin tức giả mạo và giúp người dân nhận diện tin giả mạo. Mục tiêu xử lý là tin tức giả mạo được cố tình tạo ra và gây ra tác động tới xã hội.