Nguyên nhân là do đồng lương ít ỏi, nhiều công nhân (CN) đã phải vay nóng để có tiền trang trải cuộc sống. Những kẻ cho vay nặng lãi đã lợi dụng sự khó khăn này để “hút máu” công nhân, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội rất đáng lo ngại.
Muốn vay tiền phải đưa thẻ ATM
Mới đây, Công an huyện Trảng Bom đã tiếp nhận hồ sơ do Công an TP Biên Hòa chuyển đến liên quan đến việc hàng chục CN đem cầm thẻ ATM để vay tiền với lãi suất cao.
Trước đó, ngày 10-4, Công an TP Biên Hòa phát hiện Hoàng Duy Phương (32 tuổi, khu phố 4, thị trấn Trảng Bom), Lê Châu (47 tuổi, ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa) và Phan Văn Trường (24 tuổi, xã Đông Hòa, Trảng Bom) đang sử dụng nhiều thẻ ATM để rút tiền tại trụ ATM của Ngân hàng HDBank (phường Tân Biên, TP Biên Hòa) có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã mời về trụ sở làm việc. Tại cơ quan công an, Phương khai nhận hoạt động cho vay tiền từ cuối năm 2006 đến nay, lãi suất dao động từ 2% - 10% trên tổng tiền vay. Người vay tiền là CN tại các công ty trên địa bàn huyện Trảng Bom. Khi vay tiền, người vay thế chấp thẻ ATM, đưa mã pin cho Phương quản lý. Đến ngày có lương, Phương sẽ cầm thẻ ATM đi rút hết tiền lương của người vay và gặp họ để tính tiền gốc, lãi suất theo thỏa thuận.
Ngày 10-4, Phương cầm 40 thẻ ATM của người vay đi rút tiền, khi rút được 12 thẻ với tổng số tiền là 76.800.000 đồng thì bị công an phát hiện.
Trước đó, Công an huyện Vĩnh Cửu cũng phát hiện một “trùm” cho vay nặng lãi khác là Lê Hoán, hoạt động tại Công ty C. (đóng trên địa bàn ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Theo hồ sơ, từ đầu năm 2009, Hoán bắt đầu hành nghề cho CN vay nặng lãi, hình thức lấy lãi hàng tháng và trả góp theo kỳ với lãi suất dao động từ 14% - 16%/tháng. CN muốn vay tiền thì chỉ cần đưa thẻ ATM và đọc mã pin cho Hoán là được. Theo chứng cứ thu thập được, từ năm 2010 đến đầu tháng 9-2014, Lê Hoán đã cho 70 CN vay tiền với lãi suất 12% - 16%/tháng với tổng số tiền là gần 760 triệu đồng và tiền lãi mà Hoán đã nhận là gần 530 triệu đồng.
Theo anh Trường, CN làm việc tại Công ty C., từ khi Hoán bị bắt, tình trạng cho vay nặng lãi trong công ty này không những không giảm mà còn tăng lên. Chỉ khác trước đây, việc cho vay nặng lãi diễn ra công khai, bây giờ hoạt động lén lút và kín đáo hơn.
Chỉ cần người quen bảo lãnh
Hiện nạn tín dụng đen còn cài cắm vào các công ty hoặc đặt các vệ tinh gần các KCN để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay của CN mà không cần phải thế chấp bất cứ cái gì, chỉ cần có người quen bảo lãnh thì vay bao nhiêu cũng được.
Qua giới thiệu của chị V., trong vai một CN xin vào làm tại Công ty K. ở KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, chúng tôi ngỏ ý muốn vay tiền để trả nợ thua cá độ bóng đá, Hùng làm việc ở đây được hơn 5 năm chỉ tay về phía cuối xưởng nói: “Đó là con Tâm, quê ở Cần Thơ, hiện đang sống tại xã Hiệp Phước, là người chuyên cho CN vay tiền trong công ty này. Nếu là CN cũ, muốn vay bao nhiêu cũng được, đến kỳ lương trả tiền lãi, còn tiền gốc khi nào có thì trả. Nhưng mày là CN mới, nó không cho vay đâu, phải có người quen bảo lãnh mới vay được”.
Chị V., một nạn nhân của Tâm kể, cuối tháng 8-2017, chị cần một số tiền để cho con đóng tiền học phí học đại học. Chị nhờ một người quen dẫn đến gặp Tâm đề nghị vay 20 triệu đồng. Tâm mở cốp xe lấy 20 triệu đồng đưa cho chị V., nói: “Mặc dù không quen biết nhau, nhưng chị được người quen của tôi bảo lãnh nên chị muốn vay bao nhiêu tiền cũng được, không cần phải thế chấp hay viết giấy tờ gì cả. Tôi cho chị vay 20 triệu đồng với lãi suất 12%/tháng, mỗi tháng chị phải đóng tiền lời là 2,4 triệu đồng, còn tiền gốc khi nào có thì trả cũng được”. Tuy nhiên, chỉ đóng được 3 tháng tiền lời thì chị V. không có khả năng đóng cho Tâm nữa nên bị Tâm liên tục gọi điện chửi bới và dọa cho đàn em đến xử đẹp. Sợ quá, chị V. phải về quê mượn tiền của anh chị vào trả cho Tâm mới được yên thân.
Còn chị N., một người dân sống tại phường Bình Đa, TP Biên Hòa, giáp KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2, cho biết trên địa bàn mình đang sinh sống có khá nhiều tệ nạn nên các ông trùm cho vay nặng lãi cũng vì đó mà xuất hiện dày đặc. Trong đó, nổi tiếng nhất là Tuyên Cò và A Tiều, chuyên cho CN vay tiền với lãi suất 10%/tháng.
Rõ ràng, nạn tín dụng đen lợi dụng sự eo hẹp về thu nhập của CN để cho vay nặng lãi đang tác oai, tác quái ở quanh các KCN và ngày càng biến tướng, đòi hỏi ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai cần vào cuộc để phòng ngừa các hệ quả xấu về mặt xã hội, góp phần kéo giảm tỷ lệ tội phạm hình sự.
Mới đây, Công an huyện Trảng Bom đã tiếp nhận hồ sơ do Công an TP Biên Hòa chuyển đến liên quan đến việc hàng chục CN đem cầm thẻ ATM để vay tiền với lãi suất cao.
Trước đó, ngày 10-4, Công an TP Biên Hòa phát hiện Hoàng Duy Phương (32 tuổi, khu phố 4, thị trấn Trảng Bom), Lê Châu (47 tuổi, ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa) và Phan Văn Trường (24 tuổi, xã Đông Hòa, Trảng Bom) đang sử dụng nhiều thẻ ATM để rút tiền tại trụ ATM của Ngân hàng HDBank (phường Tân Biên, TP Biên Hòa) có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã mời về trụ sở làm việc. Tại cơ quan công an, Phương khai nhận hoạt động cho vay tiền từ cuối năm 2006 đến nay, lãi suất dao động từ 2% - 10% trên tổng tiền vay. Người vay tiền là CN tại các công ty trên địa bàn huyện Trảng Bom. Khi vay tiền, người vay thế chấp thẻ ATM, đưa mã pin cho Phương quản lý. Đến ngày có lương, Phương sẽ cầm thẻ ATM đi rút hết tiền lương của người vay và gặp họ để tính tiền gốc, lãi suất theo thỏa thuận.
Ngày 10-4, Phương cầm 40 thẻ ATM của người vay đi rút tiền, khi rút được 12 thẻ với tổng số tiền là 76.800.000 đồng thì bị công an phát hiện.
Trước đó, Công an huyện Vĩnh Cửu cũng phát hiện một “trùm” cho vay nặng lãi khác là Lê Hoán, hoạt động tại Công ty C. (đóng trên địa bàn ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Theo hồ sơ, từ đầu năm 2009, Hoán bắt đầu hành nghề cho CN vay nặng lãi, hình thức lấy lãi hàng tháng và trả góp theo kỳ với lãi suất dao động từ 14% - 16%/tháng. CN muốn vay tiền thì chỉ cần đưa thẻ ATM và đọc mã pin cho Hoán là được. Theo chứng cứ thu thập được, từ năm 2010 đến đầu tháng 9-2014, Lê Hoán đã cho 70 CN vay tiền với lãi suất 12% - 16%/tháng với tổng số tiền là gần 760 triệu đồng và tiền lãi mà Hoán đã nhận là gần 530 triệu đồng.
Theo anh Trường, CN làm việc tại Công ty C., từ khi Hoán bị bắt, tình trạng cho vay nặng lãi trong công ty này không những không giảm mà còn tăng lên. Chỉ khác trước đây, việc cho vay nặng lãi diễn ra công khai, bây giờ hoạt động lén lút và kín đáo hơn.
Chỉ cần người quen bảo lãnh
Hiện nạn tín dụng đen còn cài cắm vào các công ty hoặc đặt các vệ tinh gần các KCN để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay của CN mà không cần phải thế chấp bất cứ cái gì, chỉ cần có người quen bảo lãnh thì vay bao nhiêu cũng được.
Qua giới thiệu của chị V., trong vai một CN xin vào làm tại Công ty K. ở KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, chúng tôi ngỏ ý muốn vay tiền để trả nợ thua cá độ bóng đá, Hùng làm việc ở đây được hơn 5 năm chỉ tay về phía cuối xưởng nói: “Đó là con Tâm, quê ở Cần Thơ, hiện đang sống tại xã Hiệp Phước, là người chuyên cho CN vay tiền trong công ty này. Nếu là CN cũ, muốn vay bao nhiêu cũng được, đến kỳ lương trả tiền lãi, còn tiền gốc khi nào có thì trả. Nhưng mày là CN mới, nó không cho vay đâu, phải có người quen bảo lãnh mới vay được”.
Chị V., một nạn nhân của Tâm kể, cuối tháng 8-2017, chị cần một số tiền để cho con đóng tiền học phí học đại học. Chị nhờ một người quen dẫn đến gặp Tâm đề nghị vay 20 triệu đồng. Tâm mở cốp xe lấy 20 triệu đồng đưa cho chị V., nói: “Mặc dù không quen biết nhau, nhưng chị được người quen của tôi bảo lãnh nên chị muốn vay bao nhiêu tiền cũng được, không cần phải thế chấp hay viết giấy tờ gì cả. Tôi cho chị vay 20 triệu đồng với lãi suất 12%/tháng, mỗi tháng chị phải đóng tiền lời là 2,4 triệu đồng, còn tiền gốc khi nào có thì trả cũng được”. Tuy nhiên, chỉ đóng được 3 tháng tiền lời thì chị V. không có khả năng đóng cho Tâm nữa nên bị Tâm liên tục gọi điện chửi bới và dọa cho đàn em đến xử đẹp. Sợ quá, chị V. phải về quê mượn tiền của anh chị vào trả cho Tâm mới được yên thân.
Còn chị N., một người dân sống tại phường Bình Đa, TP Biên Hòa, giáp KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2, cho biết trên địa bàn mình đang sinh sống có khá nhiều tệ nạn nên các ông trùm cho vay nặng lãi cũng vì đó mà xuất hiện dày đặc. Trong đó, nổi tiếng nhất là Tuyên Cò và A Tiều, chuyên cho CN vay tiền với lãi suất 10%/tháng.
Rõ ràng, nạn tín dụng đen lợi dụng sự eo hẹp về thu nhập của CN để cho vay nặng lãi đang tác oai, tác quái ở quanh các KCN và ngày càng biến tướng, đòi hỏi ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai cần vào cuộc để phòng ngừa các hệ quả xấu về mặt xã hội, góp phần kéo giảm tỷ lệ tội phạm hình sự.