Tìm giải pháp phát triển sản phẩm văn hóa lễ hội sông nước ở Sóc Trăng

Ngày 29-5, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển sản phẩm văn hóa lễ hội sông nước Sóc Trăng, giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn 2035”.

img_9486_owdw.jpg.jpeg
Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng hàng năm đón hơn 100.000 du khách

Năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đón 2,9 triệu lượt khách (600.000 lượt khách lưu trú), doanh thu từ du lịch đạt 1.550 tỷ đồng (đứng thứ 8/13 tỉnh thành ĐBSCL). Trong đó, có 4 sản phẩm, điểm du lịch được biết đến nhiều, gồm: Tân Huê Viên, Du lịch văn hóa lễ hội Oóc Om Bóc - Đua Ghe Ngo; Du lịch tâm linh tại TP Sóc Trăng, Du lịch văn hóa Chợ nổi Ngã Năm.

Tỉnh Sóc Trăng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, với nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu của 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa; có hệ thống sông ngòi dày đặc tiềm năng lớn để phát triển các lễ hội sông nước đặc sắc. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm du lịch chưa được đầu tư bài bản, hiện mới ở dạng manh nha hình thành và tiềm năng; Sóc Trăng chỉ có duy nhất 1 điểm du lịch được công nhận tầm cỡ ĐBSCL (Tân Huê Viên, được công nhận năm 2016); doanh thu từ du lịch còn rất khiêm tốn (chỉ đóng góp vào GRDP tỉnh dưới 2%); hệ thống giao thông chưa phát triển, kéo theo việc kết nối tour - tuyến du lịch chưa hiệu quả; nhiều dự án du lịch lớn, được kỳ vọng cao chưa hoàn thành như: khu du lịch sinh thái Hồ Bể, Song Phụng, cồn Mỹ Phước, rừng bần Cù Lao Dung, Mỏ Ó…

Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Sóc Trăng cho biết, hội thảo nhằm đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch lễ hội văn hóa sông nước tỉnh Sóc Trăng; đưa ra các ý tưởng về sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa sông nước trên sông Maspero và Chợ nổi Ngã Năm; đề xuất, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức, quản lý, khai thác lễ hội văn hóa, sông nước trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục