Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp mía đường

Ngày 16-9, tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) diễn ra hội nghị khoa học bàn về ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024, với sự tham gia của gần 200 đại biểu, nhà khoa học đến từ 10 quốc gia trên thế giới.

Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp mía đường

Thông tin về hội nghị, GS Trần Thanh Vân (quản lý Trung tâm ICISE) cho biết, từ thực tiễn phát triển cũng như những thách thức của ngành công nghiệp mía đường thế giới và Việt Nam, ICISE đã mời Hiệp hội Quốc tế về ngành đường và Công nghệ Mía đường (IAPSIT), Hiệp hội Nghiên cứu và Xúc tiến ngành đường (SSRP) tổ chức hội nghị để bàn thảo những giải pháp chung cho toàn ngành.

Hội nghị tập trung thảo luận các giải pháp khai thác tiềm năng đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực: năng lượng sinh học, thu hoạch xanh, lưu trữ carbon, giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ, nông nghiệp 4.0; các giải pháp công nghệ về quản lý nước, tái chế hơi nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị từ sinh khối như cellulose, lignin, mật rỉ, CO2... Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về các chủ đề liên quan đến sản xuất nhiên liệu sinh học từ cellulose, công nghệ pin nhiên liệu hydro, nhiên liệu hàng không nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ mía 2023-2024, dự kiến cả nước có 160ha mía thu hoạch (tăng 12% so với cùng kỳ), sản lượng chế biến đạt 10,9 triệu tấn, sản xuất hơn 1 triệu tấn đường; giá cả duy trì từ 1,1-1,3 triệu đồng/tấn. Mặc dù vậy, ngành mía đường Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là gian lận thương mại nhập khẩu từ Thái Lan liên tục tác động, phá vỡ chuỗi sản xuất, cung cầu mía đường trong nước.

Tin cùng chuyên mục