Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội khóa XIV, tôi ghi nhận Bộ trưởng đã có nhiều cố gắng làm hài lòng các đại biểu chất vấn ở các địa phương Hà Nội, TPHCM, Bình Phước, Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bến Tre…
Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị đối với những tồn tại ở lĩnh vực nông nghiệp: điệp khúc được mùa - mất giá, giải cứu nông sản, phân bón giả tràn lan, sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, cử tri chưa được nghe Bộ trưởng trình bày những giải pháp cụ thể, đột phá mới đối với những vấn đề không mới. Bộ trưởng đã nặng về giải trình mà chưa đi sâu, cụ thể từng ngành nào, địa phương nào trong những giải pháp đột phá.
Cử tri muốn được nghe và biết Bộ trưởng đã làm gì và sẽ làm gì để điệp khúc được mùa - mất giá không còn nữa, hay làm sao để không còn bị động giải cứu nông sản. Cử tri đòi hỏi Bộ NN-PTNT nghiên cứu, hướng dẫn từng địa phương nào nên trồng cây gì, nuôi con gì, để nông dân tự điều chỉnh quy hoạch trên vườn ruộng, chuồng trại của mình, không còn tái diễn tình trạng “Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào” để rồi không tiêu thụ được nông sản. Dù biết rằng chức năng của bộ là hoạch định chủ trương chính sách, những biện pháp, giải pháp vĩ mô, nhưng nếu bộ có thể chỉ ra được thế mạnh của từng địa phương, phối hợp với địa phương hướng dẫn quy hoạch điều chỉnh cho nông dân, sẽ không để xảy ra tình trạng “nay trồng, mai chặt”, trồng tự phát thiếu tầm nhìn (như trường hợp ở Long An, có không ít huyện bỏ lúa đổ xô trồng thanh long, trong khi thanh long đang rớt giá tại các địa phương khác).
Trong giải trình về những vấn đề vừa nêu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn nhìn nhận chưa tổ chức tốt thị trường tiêu thụ. Như vậy không thể đổ lỗi cho nông dân. Trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng giữa các quốc gia xuất khẩu, nông dân muốn biết Bộ NN-PTNT có giải pháp nào để giữ vững đầu ra của gạo, những giải pháp tạo thương hiệu gạo Việt và phải làm sao để gạo Việt có chất lượng cao. Trên con đường đi tìm thương hiệu cho gạo Việt, Bộ NN-PTNT đã gắn kết như thế nào trong chuỗi liên kết nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp? Bộ đóng vai trò chủ đạo trong việc vạch chiến lược, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tái cơ cấu nông nghiệp như chọn lợi thế từng vùng, chọn giống, chọn mô hình, thay đổi tư duy sản xuất nông dân, chọn cách đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp tạo dòng chảy vốn lớn vào nông nghiệp như thế nào? Việc đưa đề án “Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 5-2015) trở nên hiện thực đang làm tới đâu? Cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT cùng với nông dân, doanh nghiệp đã vào cuộc một cách tích cực chưa?
Cho đến bây giờ người nông dân vẫn chưa hề biết rằng mình chơi chính trên sân nhà mà vẫn chưa biết luật. Đó là lý do vì sao nông sản Việt khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nông sản Việt xuất khẩu đi rồi lại bị trả về (như trường hợp mới đây, hàng trăm container gạo bị đối tác trả về, trong đó có 1,7 triệu tấn gạo thơm bị Mỹ trả lại vì có tới 8 hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép). Có thể là tại người nông dân không biết luật, nhưng Bộ NN-PTNT có biết bi kịch của nông dân là chưa biết luật nhưng chẳng có ai dạy cho họ, nên cứ theo quán tính mà canh tác.
Cử tri muốn được nghe và biết Bộ trưởng đã làm gì và sẽ làm gì để điệp khúc được mùa - mất giá không còn nữa, hay làm sao để không còn bị động giải cứu nông sản. Cử tri đòi hỏi Bộ NN-PTNT nghiên cứu, hướng dẫn từng địa phương nào nên trồng cây gì, nuôi con gì, để nông dân tự điều chỉnh quy hoạch trên vườn ruộng, chuồng trại của mình, không còn tái diễn tình trạng “Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào” để rồi không tiêu thụ được nông sản. Dù biết rằng chức năng của bộ là hoạch định chủ trương chính sách, những biện pháp, giải pháp vĩ mô, nhưng nếu bộ có thể chỉ ra được thế mạnh của từng địa phương, phối hợp với địa phương hướng dẫn quy hoạch điều chỉnh cho nông dân, sẽ không để xảy ra tình trạng “nay trồng, mai chặt”, trồng tự phát thiếu tầm nhìn (như trường hợp ở Long An, có không ít huyện bỏ lúa đổ xô trồng thanh long, trong khi thanh long đang rớt giá tại các địa phương khác).
Trong giải trình về những vấn đề vừa nêu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn nhìn nhận chưa tổ chức tốt thị trường tiêu thụ. Như vậy không thể đổ lỗi cho nông dân. Trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng giữa các quốc gia xuất khẩu, nông dân muốn biết Bộ NN-PTNT có giải pháp nào để giữ vững đầu ra của gạo, những giải pháp tạo thương hiệu gạo Việt và phải làm sao để gạo Việt có chất lượng cao. Trên con đường đi tìm thương hiệu cho gạo Việt, Bộ NN-PTNT đã gắn kết như thế nào trong chuỗi liên kết nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp? Bộ đóng vai trò chủ đạo trong việc vạch chiến lược, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tái cơ cấu nông nghiệp như chọn lợi thế từng vùng, chọn giống, chọn mô hình, thay đổi tư duy sản xuất nông dân, chọn cách đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp tạo dòng chảy vốn lớn vào nông nghiệp như thế nào? Việc đưa đề án “Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 5-2015) trở nên hiện thực đang làm tới đâu? Cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT cùng với nông dân, doanh nghiệp đã vào cuộc một cách tích cực chưa?
Cho đến bây giờ người nông dân vẫn chưa hề biết rằng mình chơi chính trên sân nhà mà vẫn chưa biết luật. Đó là lý do vì sao nông sản Việt khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nông sản Việt xuất khẩu đi rồi lại bị trả về (như trường hợp mới đây, hàng trăm container gạo bị đối tác trả về, trong đó có 1,7 triệu tấn gạo thơm bị Mỹ trả lại vì có tới 8 hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép). Có thể là tại người nông dân không biết luật, nhưng Bộ NN-PTNT có biết bi kịch của nông dân là chưa biết luật nhưng chẳng có ai dạy cho họ, nên cứ theo quán tính mà canh tác.