Tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu học bán trú

Bước vào năm học mới, có một khó khăn cũ vẫn phải tiếp tục giải quyết là: tìm giải pháp đáp ứng được nhu cầu học bán trú.
Lớp học bán trú của học sinh 2 trường Lương Thế Vinh và An Hội ở điểm Trường dân lập Nguyễn Tri Phương
Lớp học bán trú của học sinh 2 trường Lương Thế Vinh và An Hội ở điểm Trường dân lập Nguyễn Tri Phương
Trong năm học 2017-2018, tại TPHCM, số học sinh tăng nhiều ở 2 bậc mầm non và tiểu học, tập trung tại các quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Bước vào năm học mới, có một khó khăn cũ vẫn phải tiếp tục giải quyết là: tìm giải pháp đáp ứng được nhu cầu học bán trú.
Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Trần Văn Tịnh ghi nhận: “Hội đồng Trường Nguyễn Tri Phương đã nhiệt tình chia sẻ khó khăn cùng địa phương trên tinh thần xã hội hóa, giải quyết nhu cầu bức bách về chỗ học cho con em trên địa bàn. Nghĩa cử này rất đáng trân trọng”. 
Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp. Dự kiến trong năm học mới có thêm 1.479 phòng học mới đưa vào sử dụng. Chính quyền các địa phương đã có nhiều cách làm, kêu gọi xã hội hóa cùng chung tay tháo gỡ khó khăn với ngành giáo dục. Nhờ đó, tính đến thời điểm này, ngành giáo dục các quận - huyện đã cơ bản giải quyết đủ chỗ học cho toàn bộ số học sinh trong độ tuổi đến trường, sẵn sàng bước vào năm học mới. Một số địa phương tuy gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức học bán trú, vì số phòng học chỉ đủ đáp ứng cho học sinh học một buổi, nhưng đã rất năng động trong cách làm, đạt được kết quả đáng ghi nhận. 
Có thể kể đến cách làm hiệu quả của quận Gò Vấp. Ông Trần Văn Tịnh, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết: “Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận đề ra nhiệm vụ đảm bảo 80% số học sinh tiểu học và THCS được học bán trú. Nhưng năm nay, số học sinh các phường 8, 9, 12, 14… thuộc tuyến 2 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh và An Hội tăng cao so với các năm, nhu cầu học bán trú vượt quá khả năng của nhà trường. Đây là bài toán khó! Lãnh đạo quận, phòng giáo dục và hiệu trưởng 2 trường đã cùng bàn cách tháo gỡ. Một giải pháp khả thi được đặt ra: UBND quận mời Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Tri Phương (đóng trên cùng địa bàn 2 trường Lương Thế Vinh và An Hội) để bàn việc hợp tác, chia sẻ khó khăn cùng ngành, tạo điều kiện cho toàn bộ học sinh có nhu cầu học bán trú được thỏa nguyện”. 
Cô Dương Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Tri Phương, chia sẻ: “Thấy chuyện hợp tác, cho mượn cơ sở của trường, ai cũng tưởng chúng tôi sẽ thu khoản tiền cho thuê lớn lắm. Giờ thì các thầy cô giáo và phụ huynh cũng đã rõ, qua các thông báo công khai ở trường.
Năm học này, trường tổ chức dạy 14 lớp 1, với khoảng 600 học sinh, trong đó có 8 lớp bán trú và 6 lớp học một buổi. Đặc biệt, với các học sinh học một buổi, trường không thu một đồng nào và phụ huynh cũng không phải đóng một khoản nào; xem như trường cho mượn cơ sở vật chất. Đối với học sinh học bán trú, trường thu theo mức bán trú công lập 1.171.000 đồng/học sinh/tháng (gồm cả tiền ăn, tiền học tiếng Anh tăng cường, tin học và cả tiền phòng máy lạnh). Mức thu này chỉ để phục vụ chính học sinh và chi cho các bảo mẫu, giáo viên phục vụ bán trú. Các giáo viên dạy ở đây đều là biên chế của 2 trường An Hội và Lương Thế Vinh, nên vẫn lãnh lương bên trường của họ”. 
Đó là một cách làm năng động, có thể nhân rộng. Muốn duy trì việc hợp tác như vậy, lãnh đạo địa phương cần quan tâm hỗ trợ đầu tư thêm về cơ sở vật chất, sân chơi…, cũng như hỗ trợ điều kiện để trường hoạt động tốt và có lợi ích cho nhà đầu tư. Có như vậy, việc xã hội hóa giáo dục mới căn cơ và khả thi.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đỗ Anh
Rất hoan nghênh việc làm năng động của ngành giáo dục Gò Vấp.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tàu thuyền, bè mảng mắc cạn trong cảng cá

Ngư dân mắc cạn trong cảng cá

Ngư dân xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh đến PV Báo SGGP, cảng cá Hoằng Phụ được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng nhiều năm nay không phát huy được hiệu quả do luồng lạch bồi lắng, tàu thuyền, bè mảng khó ra vào. Nhiều ngư dân đã bỏ mặc thuyền, bè hư hỏng; người còn trụ lại được với nghề thì thường xuyên bị “mắc cạn” trong cảng.

Đảm bảo tất cả người có công đều được nhận quà tặng

Đảm bảo tất cả người có công đều được nhận quà tặng

Báo SGGP ngày 22-3 đăng thông tin “Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công”, phản ánh tình trạng nhiều người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân chương, Huy chương ở phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM không kịp nộp hồ sơ người có công để nhận quà từ UBND TPHCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) do thời gian đăng ký ngắn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người có công cũng như ý nghĩa chương trình.

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Trước tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, TP Hà Nội đã yêu cầu nhiều địa phương của thành phố lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu dân cư, tuyến phố để phạt “nguội” những người đổ rác bừa bãi. Giải pháp này được đánh giá là khá hiệu quả; tuy nhiên, cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Báo SGGP ngày 14-2-2025 có đăng bài “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”, nêu phản ánh của bà Trịnh Thị Gái (ở số 22/10/17, đường Bùi Công Trừng, ấp 21, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn). Gia đình bà Gái đã hiến đất mở đường phục vụ công tác bố trí tái định cư của địa phương, nhưng chính quyền cấp giấy phép xây dựng nhà trên đường. Bà Trịnh Thị Gái bức xúc, đã xây dựng hàng rào trên đường, gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân.

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Báo SGGP ngày 23-1-2025 có bài viết “Hà Tĩnh: Nhiều nhà dân cạnh dự án thi công đường bộ cao tốc Bắc - Nam bị nứt”, phản ánh hàng loạt hộ dân ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh lo lắng vì quá trình máy móc thi công lu, đầm liên tục tại dự án trên đã khiến nhà cửa, công trình phụ bị nứt.

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Ông Nguyễn Văn Minh (ngụ tại 97 đường số 9, phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM), gọi điện đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh: là cựu chiến binh, chúng tôi rất vui khi biết trong dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), TPHCM tặng quà cho người có công, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương.

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Nhiều người dân ở khu phố 6 (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) phản ánh đến Báo SGGP về công trình nội trú của học sinh, giáo viên ở huyện này bị bỏ hoang gần 10 năm qua. Trong khi cả khu đất rộng gần 1,4ha được chuyển đổi sang trồng mía, khu nội trú cao 3 tầng, gồm 24 căn phòng nằm lẻ loi giữa đồng mía.

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 120km, đi qua 6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa (khu phố 32, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TPHCM) có chức năng tiêu thoát nước cho các khu dân cư thuộc phường Phước Long B, nhưng đã bị san lấp trái phép, khiến tình trạng ngập nước mỗi khi trời mưa càng trầm trọng.

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Nhiều năm nay, kè của tuyến đê Hữu Nghèn bên sông Vách Nam ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bờ sông Trà Bồng ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và bờ sông Vĩnh Định ở xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp đường dân sinh, nhà cửa. Tuy nhiên, đến nay các vị trí sạt lở vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa khiến người dân lo lắng, bất an.

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương từ ngày 1-3 chuyển toàn bộ chức năng cấp căn cước công dân của công an cấp huyện về công an cấp xã. Việc này dựa trên nguyên tắc: các địa phương sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp, thuận tiện cho người dân để tổ chức cấp căn cước.

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Dự án Trung tâm Dạy nghề huyện Hương Khê được triển khai từ tháng 4-2011; đến tháng 6-2014, UBND huyện Hương Khê đã bàn giao dự án cho Trung tâm Hướng nghiệp và đào tạo nghề huyện Hương Khê tiếp nhận khai thác và quản lý, vận hành. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 35.700m², tổng mức đầu tư 39,281 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.

Vụ thi công nâng cấp quốc lộ 8A (tỉnh Hà Tĩnh) làm nứt nhà dân: Đề nghị thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân

Vụ thi công nâng cấp quốc lộ 8A (tỉnh Hà Tĩnh) làm nứt nhà dân: Đề nghị thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân

Ngày 25-2, ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hơn 100 hộ dân trên địa bàn có nhà cửa, công trình kiến trúc bị hư hỏng, thiệt hại do ảnh hưởng trong quá trình thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A đoạn Km37 - Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn chưa nhận được tiền bồi thường nên tiếp tục phản ánh lên xã, huyện.