Tiêu dùng xanh chi phối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Đây là kết quả của nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp Institute for Business Value (thuộc IBM) thực hiện năm 2021.

Tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã không còn là những khái niệm xa lạ, mà đang dần phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày và càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn sau đại dịch toàn cầu - Covid-19. Khảo sát của Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV) vào năm 2021 đối với 14.000 người đến từ 9 quốc gia cho biết, 90% người được khảo sát trả lời rằng, Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn có động thái quay lưng, hạn chế sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng lãng phí tài nguyên hoặc sản phẩm có các tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Ngân, ngụ đường D1, quận Bình Thạnh chia sẻ, thỉnh thoảng mới mua các loại thực phẩm organic (hữu cơ) vì tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn quá trình làm ra sản phẩm organic là trên cơ sở không tổn hại đến môi trường, thì đây trở thành một “ưu tiên” khi mua sắm của gia đình. Đó cũng là cách ủng hộ cho các sản phẩm, doanh nghiệp làm thêm nhiều sản phẩm tốt vì môi trường chung.

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch, hạn chế tác động đến môi trường

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch, hạn chế tác động đến môi

trường

Trên thực tế, những thói quen tiêu dùng mới trên bước đầu đã tác động, chi phối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ông QU Dongyu, Tổng Giám đốc Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã nhanh chóng đầu tư, chuyển dịch sản xuất, cung ứng hàng hóa theo tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm. Nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Chẳng hạn, đối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này.

Lấy đơn cử trong ngành sữa, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, chia sẻ thêm về sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm ra mắt thị trường ngay trong đỉnh dịch Covid-19 năm 2021 nhưng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng. Bởi sản phẩm này không chỉ có chất lượng, hương vị thiên nhiên thuần khiết mà còn vì đây là một sản phẩm thân thiện môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Tại các nhà máy, sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm luôn có hệ thống xử lý chất thải hiện đại với 100% nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi ra môi trường. Bên cạnh đó, các nhà máy còn được trang bị hệ thống năng lượng xanh như Biomass, CNG, và năng lượng mặt trời nhằm giảm phát thải carbon, nỗ lực hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đại diện Vinamilk nhận định, xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần, khi mà thế hệ trẻ, genZ vốn có mức độ quan tâm cao về các vấn đề phát triển bền vững sẽ tham gia vào lực lượng tiêu dùng chính.

Tin cùng chuyên mục