Không bỏ cuộc
So với mục đích đầu tiên là phải xác thực một lối thông giữa hang Thung với Sơn Đoòng, nhưng cuộc lặn đầu tháng 4 của nhóm lặn giải cứu đội bóng Lợn Hoang tại Thái Lan hồi năm 2018 đã không thành công tại mực nước âm 61m. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá, cuộc lặn thất bại nhưng mở ra một chương mới về hệ thống sông ngầm bên dưới khối núi Kẻ Bàng là lớn hơn những gì con người tưởng tượng.
Những thước phim ghi lại đến hơn 500GB dữ liệu của kho dữ liệu của Công ty Lữ hành quốc tế Oxalis vô cùng ấn tượng. Mọi thông tin bí ẩn nhất thế giới về sông ngầm dưới mực nước biển ở Phong Nha - Kẻ Bàng đang dần được hé lộ.
Ông Howard Limbert cho hay, đây là một hệ thống sông ngầm khổng lồ, ngoài tất cả nhận định của các chuyên gia lặn chuyên nghiệp. Hiện nay các chuyên gia thám hiểm đang xây dựng một kế hoạch lặn thám hiểm tỉ mỉ hơn vào năm sau, tức năm 2020.
Khi được hỏi, nếu mùa lặn sau không đạt như kết quả mong muốn thì có bỏ cuộc, ông Howard Limbert đáp chắc nịch: “Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc, chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho phép lặn khảo sát đến lúc nào tìm ra lối thông giữa Sơn Đoòng mới thôi. Từ nghiên cứu nhiều năm qua, chúng tôi tin rằng chúng thông nhau, vấn đề là chuẩn bị nguồn lực lặn tối ưu nhất để chứng minh điều đó. Hiện việc lặn trong hang động cực kỳ vất vả, bình khí chưa xuống được sâu hơn mức đó vì phải thực hiện giảm áp, tạo an toàn cho thợ lặn, các thiết bị đều phải nhập khẩu, nhưng chắc chắn mùa lặn sau sẽ rất kỹ lưỡng”.
Những con số ấn tượng
Một nhân viên Oxalis cho biết, đoạn lặn sâu nhất con sông ngầm dưới Sơn Đoòng có nơi rộng đến 60m. Trong khi đó, khu vực nước Moọc, lặn xuống đoạn sâu 74m thì dòng sông ngầm đi ngang, các thợ lặn hàng đầu thế giới đã đi được 200m và gặp tảng đá lớn chặn đường, có xu hướng đi xuống. Vì điều kiện lặn không cho phép nên đoàn thám hiểm phải trở lên và chuẩn bị cho mùa tiếp theo. Đây là những thông số chưa công bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 9-4 vừa qua.
Ông Howard Limbert đánh giá: “Những điều bí ẩn đang chờ đợi phía trước và cần khám phá để hiểu rõ địa chất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng. Ở đây rất rộng lớn, chúng tôi đã mất hàng chục năm tìm kiếm hang động nhưng mới chỉ khám phá 30% nơi này, rất nhỏ so với 70% diện tích còn lại, chúng tôi chưa biết được điều gì, do đó chúng tôi sẽ dành thời gian còn lại của cuộc đời cho việc khám phá và tìm kiếm nơi này”.
Ông Howard Limbert tiết lộ một phần kế hoạch lặn năm sau, đó là sẽ đảo lộn quy trình lặn, không bắt đầu từ bên dưới Sơn Đoòng mà cho lặn từ hang Thung tìm cách xuống bên dưới Sơn Đoòng, hình thể sông ngầm ở hang Thung đỡ khó hơn, tiết kiệm thời gian và chiều dài chặng đường lặn hơn. Hệ thống sông ngầm này trẻ hơn những hang động bên trên hàng triệu năm tuổi và chúng đang hình thành, ông cho hay.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo SGGP, đã cung cấp hình ảnh ông trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiếc rìu đá mà ông cùng đoàn thám hiểm tìm thấy ở hang Én - hang động lớn thứ 3 thế giới. Nơi này ông đã tìm thấy 2 mảnh rìu tương tự nhau và ông đánh giá, những hang động này đã có con người sinh sống từ rất xa xưa, vào thời kỳ đồ đá. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp nhận rìu đá đã rất phấn khích và nói sẽ đưa vào bảo tàng ở thủ đô Hà Nội. Đó là hiện vật rất quý”, ông Howard Limbert kể lại.
Dĩ nhiên là không ai muốn hang động này sụp đổ cả, và phỏng đoán này tôi dựa trên các nghiên cứu, tính toán nghiêm túc. Ông Howard Limbert nói thêm, vì đây là ở tương lai xa, dựa trên phỏng đoán riêng nên ông không có văn bản chính thức cung cấp cho cơ quan chức năng địa phương Quảng Bình.