Công việc của tình nguyện viên
Chiến dịch chính thức khởi động vào ngày 18-6 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM, với gần 3.000 tình nguyện viên tham gia. Ở giai đoạn 1 (từ ngày 18 đến 24-6), công việc của các tình nguyện viên là tư vấn, hướng dẫn thí sinh, xử lý các tình huống khẩn cấp, đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông. Giai đoạn 2 (từ ngày 1 đến 7-8), các tình nguyện viên sẽ đón và hướng dẫn thí sinh đến các điểm nộp hồ sơ, hỗ trợ di chuyển đến các trường đại học, cao đẳng, tặng bản đồ thành phố, giới thiệu nhà trọ cho thí sinh…
Đây là hoạt động diễn ra thường niên trên cả nước và luôn thu hút rất nhiều sinh viên tham gia. Năm nay, với việc đổi mới quy chế thi, ban tổ chức chương trình cũng đã có những thay đổi phù hợp để giúp đỡ thí sinh nhiều hơn. Các bạn tình nguyện viên còn cùng nhau làm ra những vật dụng thủ công để bán gây quỹ ủng hộ cho chương trình. Bởi ngoài việc hướng dẫn các sĩ tử đi thi, chương trình còn hỗ trợ cơm trưa và nước uống cho các thí sinh và phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở xa. Từ lúc ra quân, các bạn tình nguyện viên luôn trực ở các địa điểm được giao để chuẩn bị, sắp xếp công việc. Dù trời nắng nóng, công việc cũng khá cực nhọc, nhưng các bạn luôn cười đùa vui vẻ.
Niềm vui đến từ việc thiện nguyện
Khi được hỏi lý do tham gia vào chương trình Tiếp sức mùa thi, rất nhiều bạn sinh viên cho biết muốn học tập các anh chị đi trước. Một số bạn đã chấp nhận ở lại tham gia chương trình sau đó mới về quê. Bạn M.Tiên chia sẻ: “Mình cũng từ quê lên đây, ngày trước đi thi được rất nhiều anh chị Tiếp sức mùa thi giúp đỡ, mình rất cảm động. Nay mình cũng muốn giúp đỡ các em thí sinh. Khi nghe mình nói sẽ ở lại TPHCM để tham gia chương trình, ba mẹ mình rất ủng hộ”. Một số bạn sinh viên khác chia sẻ rằng, các bạn nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong các sĩ tử dự thi. Bạn Tuyền (Trường Đại học Đồng Nai) tâm sự: “Thấy các thí sinh bỡ ngỡ không biết phải làm những gì, mình thấy rất thương, mình nhớ mình 3 năm trước cũng vậy. Nên khoảng thời gian thực tế này, mình dành toàn tâm để giúp đỡ các em”.
Đây là cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên giao lưu và học hỏi để tích lũy kỹ năng sống, đồng thời chứng minh năng lực bản thân. Bạn L. Phương (Đại học Đồng Nai) nói: “Mình học tập rất nhiều từ các bạn cùng tham gia, các bạn làm mình cảm phục về nghị lực và sự bình tĩnh, khả năng giải quyết tình huống rất nhanh gọn. Mình được trang bị thêm rất nhiều kỹ năng sống”.
Bên cạnh việc học tập trong nhà trường thì xã hội cũng là một trong những nguồn tri thức lớn và nếu biết cách khai thác, sinh viên có thể tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Với nhiều sinh viên, Tiếp sức mùa thi đã giúp bản thân trưởng thành và sống có ích hơn.
Chiến dịch chính thức khởi động vào ngày 18-6 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM, với gần 3.000 tình nguyện viên tham gia. Ở giai đoạn 1 (từ ngày 18 đến 24-6), công việc của các tình nguyện viên là tư vấn, hướng dẫn thí sinh, xử lý các tình huống khẩn cấp, đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông. Giai đoạn 2 (từ ngày 1 đến 7-8), các tình nguyện viên sẽ đón và hướng dẫn thí sinh đến các điểm nộp hồ sơ, hỗ trợ di chuyển đến các trường đại học, cao đẳng, tặng bản đồ thành phố, giới thiệu nhà trọ cho thí sinh…
Đây là hoạt động diễn ra thường niên trên cả nước và luôn thu hút rất nhiều sinh viên tham gia. Năm nay, với việc đổi mới quy chế thi, ban tổ chức chương trình cũng đã có những thay đổi phù hợp để giúp đỡ thí sinh nhiều hơn. Các bạn tình nguyện viên còn cùng nhau làm ra những vật dụng thủ công để bán gây quỹ ủng hộ cho chương trình. Bởi ngoài việc hướng dẫn các sĩ tử đi thi, chương trình còn hỗ trợ cơm trưa và nước uống cho các thí sinh và phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở xa. Từ lúc ra quân, các bạn tình nguyện viên luôn trực ở các địa điểm được giao để chuẩn bị, sắp xếp công việc. Dù trời nắng nóng, công việc cũng khá cực nhọc, nhưng các bạn luôn cười đùa vui vẻ.
Niềm vui đến từ việc thiện nguyện
Khi được hỏi lý do tham gia vào chương trình Tiếp sức mùa thi, rất nhiều bạn sinh viên cho biết muốn học tập các anh chị đi trước. Một số bạn đã chấp nhận ở lại tham gia chương trình sau đó mới về quê. Bạn M.Tiên chia sẻ: “Mình cũng từ quê lên đây, ngày trước đi thi được rất nhiều anh chị Tiếp sức mùa thi giúp đỡ, mình rất cảm động. Nay mình cũng muốn giúp đỡ các em thí sinh. Khi nghe mình nói sẽ ở lại TPHCM để tham gia chương trình, ba mẹ mình rất ủng hộ”. Một số bạn sinh viên khác chia sẻ rằng, các bạn nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong các sĩ tử dự thi. Bạn Tuyền (Trường Đại học Đồng Nai) tâm sự: “Thấy các thí sinh bỡ ngỡ không biết phải làm những gì, mình thấy rất thương, mình nhớ mình 3 năm trước cũng vậy. Nên khoảng thời gian thực tế này, mình dành toàn tâm để giúp đỡ các em”.
Đây là cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên giao lưu và học hỏi để tích lũy kỹ năng sống, đồng thời chứng minh năng lực bản thân. Bạn L. Phương (Đại học Đồng Nai) nói: “Mình học tập rất nhiều từ các bạn cùng tham gia, các bạn làm mình cảm phục về nghị lực và sự bình tĩnh, khả năng giải quyết tình huống rất nhanh gọn. Mình được trang bị thêm rất nhiều kỹ năng sống”.
Bên cạnh việc học tập trong nhà trường thì xã hội cũng là một trong những nguồn tri thức lớn và nếu biết cách khai thác, sinh viên có thể tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Với nhiều sinh viên, Tiếp sức mùa thi đã giúp bản thân trưởng thành và sống có ích hơn.