Tiện đúng lúc, đúng chỗ

QR code (mã QR) đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, cả thế giới đã nằm trên đầu ngón tay.

Thay vì phải mang theo tiền mặt hay thẻ ngân hàng, giờ đây chúng ta có thể thanh toán mọi thứ chỉ bằng thao tác quét mã QR đơn giản. “Không cần dùng tiền mặt, vừa an toàn lại tiện dụng” là câu trả lời của Tùng Khanh (sinh viên Trường Đại học Văn Lang TPHCM). Với cô, mọi giao dịch trong cuộc sống hiện hiếm khi sử dụng đến tiền mặt và mã QR trở thành bạn đồng hành lý tưởng.

Thậm chí như trường hợp của Quyết Thắng (hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội), tấm thiệp cưới gửi bạn bè vào những ngày đầu năm 2024 vừa qua cũng được số hóa. Trong đường dẫn được chia sẻ thay cho tấm thiệp giấy in như thường lệ, ngoài thông tin giới thiệu về ngày gặp gỡ của cả hai, hình ảnh và video đám cưới, thông tin địa điểm tổ chức, phần cuối trang là hộp mừng cưới có in mã QR của riêng cô dâu và chú rể.

“Nhiều bạn bè ở xa nhắn tin hỏi số tài khoản để gửi tiền chúc mừng, tôi nghĩ thiết kế thiệp cưới kiểu này vừa hiện đại, bắt mắt và cũng rất tiện”, Thắng chia sẻ.

Trong dịp Tết vừa qua, xu hướng lì xì qua mã QR lại càng có cơ hội nở rộ. Để hợp bối cảnh lễ tết, các mã QR này đã được thể hiện dưới những hình thức rất đa dạng. Nhiều gia đình có con nhỏ lựa chọn in mã QR trên những chiếc kẹp tóc. Có người thiết kế hình gia đình rồi lồng vào đó mã QR và đăng tải lên mạng xã hội. Lại có nhiều người trẻ thích những chiếc ốp lưng được thiết kế riêng cho mình trong đó có sẵn mã QR.

Tuy nhiên, trào lưu lì xì qua mã QR cũng đang gây ra không ít tranh luận trái chiều. Một số ý kiến cho rằng đây là một hình thức vật chất hóa, coi trọng giá trị vật chất hơn tinh thần. Việc sử dụng mã QR có thể trở nên thực dụng, giống như một lời “nhắc khéo” về chuyện trả nợ hay có đi có lại.

Đặc biệt, với phong tục mừng tuổi, lì xì đầu năm, việc trao cho trẻ con hay người già những chiếc phong bao lì xì đi kèm lời chúc vẫn là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và nhân rộng. Việc mừng cưới cũng vậy, ở xa thì phải đành, nhưng rõ ràng nếu có thể thì việc trao tận tay món quà mừng cô dâu, chú rể kèm lời chúc phúc vẫn là điều ý nghĩa hơn.

Với người trẻ, mã QR có nhiều tiện lợi nhưng công nghệ cũng có những hạn chế, trong đó sự khéo léo, tế nhị khi áp dụng công nghệ vào những vấn đề mang nặng giá trị tinh thần là điều mà người trẻ cần hết sức chú ý để tránh gây phản cảm cho người khác.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chợ thiệp

Chợ thiệp

Những ngày này, khi đi ngang khu vực Nhà thờ Đức Bà, không khí vẫn sôi động, du khách vẫn đông đảo nhưng lại thiếu đi một chút hương vị xưa.

Sứa được ăn cùng ruốc (mắm tôm)

Mùa sứa về Bãi Ngang

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ tháng ba về là dọc vùng biển Bãi Ngang thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) mùa sứa cũng về theo. Với dân miệt biển, sứa có lẽ là sản vật trời cho, thành món ăn dân dã để thương để nhớ.

Vui chơi với con, dạy con từ sớm để trẻ có cách ứng xử văn minh. Ảnh: XUÂN HẠ

Dạy trẻ cách ứng xử nơi công cộng

Tầm quan trọng của việc dạy dỗ con trẻ được ông bà xưa đúc kết: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trong giáo dưỡng, cách hành xử, giao tiếp mà cha mẹ thực hiện hàng ngày ảnh hưởng đến 90% sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt, phương thức giáo dục sẽ quyết định tính cách, hành vi của con trong suốt cuộc đời.

Happi Phạm quan tâm tới dòng thời trang bigsize mang thương hiệu Việt

Thiếu các thương hiệu thời trang “bigsize” Việt

Những năm gần đây, một số thương hiệu thời trang bigsize (quần áo cho người ngoại cỡ) xuất hiện nhiều hơn. Tuy vậy, phần lớn là các thương hiệu quốc tế, còn hàng do người Việt thiết kế, sản xuất khá hiếm hoi.

Anh Đỗ Văn Thi, thành viên tổ hậu cần tàu Trường Sa 02, nhanh tay giữ các khay đồ ăn khi sóng lớn ập đến

Gian bếp nơi đầu sóng

Đang phân chia thức ăn vào các khay, bất ngờ một cơn sóng lớn ập đến, va mạnh vào hai bên mạn tàu, khiến anh Đỗ Văn Thi, thành viên tổ hậu cần tàu Trường Sa 02 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân), loạng choạng. Anh vội dang rộng cánh tay, cố giữ chắc các khay thức ăn để không bị đổ và nhắc anh em trong bếp kiểm tra xem nồi canh có bị đổ không...

Biểu diễn nhã nhạc cung đình ở Đại Nội

Tôi đã yêu Huế như thế!

Chưa từng đến Huế, nhưng câu hát “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ. Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt” cứ văng vẳng bên tai, như một lời mời gọi tha thiết. Tôi chẳng thể lý giải vì sao mảnh đất ấy lại có sức hút kỳ lạ với mình đến thế. Chỉ biết rằng, một ngày nào đó, tôi nhất định phải đặt chân đến. Và rồi, tôi đã đến Huế, yêu Huế, để rồi chẳng biết tự bao giờ, nơi đây đã trở thành một người bạn thân thiết trong đời.

 Ảnh: XINHUA

Giới trẻ Trung Quốc chuộng xem biểu diễn trực tiếp

So với những thế hệ trước, giới trẻ Trung Quốc đang tận hưởng âm nhạc đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật đa dạng. Nổi bật trong số đó là xu hướng thưởng thức loại hình biểu diễn trực tiếp tập trung vào tương tác tại chỗ, hay còn gọi là live house.

Hạnh phúc không ở đâu xa

Hạnh phúc không ở đâu xa

Hạnh phúc gia đình luôn được vun đắp từ những điều rất nhỏ, từ sự gần gũi tâm tình, sẻ chia quan điểm, công việc, cuộc sống, những lo toan, vui buồn của tất cả thành viên trong gia đình. Hạnh phúc ấy chính là giá trị cốt lõi mà mỗi thành viên trong gia đình cần chủ động vun đắp mỗi ngày thông qua sự quan tâm, cảm thông, yêu thương chân thành.

Ngày của những bóng cả

Ngày của những bóng cả

Sau Tết Nguyên đán, nhiều làng quê ở xứ Nghệ bước vào mùa lễ hội. Ở làng Thượng Yên (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là lễ hội Yến lão, mang vẻ đẹp của đạo lý uống nước nhớ nguồn, kính lão đắc thọ.

Hương vị mâm cỗ tết của mẹ

Hương vị mâm cỗ tết của mẹ

Mâm cỗ tết thường được bày biện cầu kỳ, tươm tất, không chỉ thể hiện sự thành kính với tổ tiên mà còn là lời chúc phúc cho một năm mới đủ đầy, may mắn.

Tết đến với mảnh đất phương Nam

Tết đến với mảnh đất phương Nam

Những ngày này, cuộc sống của cư dân TPHCM có một vẻ tất bật rất đặc trưng, ai cũng xao động, vội vàng hơn một chút. Ai cũng muốn nỗ lực làm cho xong việc để chuẩn bị quây quần với gia đình, dọn dẹp nhà cửa đón chào một cái tết đầm ấm, yên vui.

Thông điệp sống xanh qua hội họa

Thông điệp sống xanh qua hội họa

Tại số 6D đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TPHCM đang trưng bày hơn 15 tác phẩm thể nghiệm trong hành trình đầu tiên của nữ họa sĩ 9X (sinh năm 1990) Phan Tú Trân (ảnh).

Đếm thời gian

Đếm thời gian

Có những ngày bỗng muốn thả lỏng mình, mặc cho công việc cuối năm đang dồn lại, những bản báo cáo cần hoàn thành, đó là lúc tôi đưa tay ra để xé đi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ. Rồi lại bần thần tự hỏi mình, năm tháng có mòn đi như quyển lịch dày cộp này không?

Hà Nội, mùa đông đã về

Hà Nội, mùa đông đã về

Những ngày cuối cùng của năm cũ gõ nhẹ vào ô cửa, như một người bạn cũ lâu ngày trở lại, mang theo cái lạnh se sắt len lỏi qua từng khe cửa. Mùa đông, mùa của những cảm xúc giao thoa, giữa nỗi nhớ và niềm vui, giữa khát vọng và sự chùng chình khi năm cũ khép lại.

Cuộc đời con thơ luôn thấy hình bóng tấm lưng ba, lưng mẹ. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nhìn lưng, biết người

Tôi nhớ mãi những chuyến đi bộ đường dài với má thuở nhỏ. Từ nhà tôi lên nhà ngoại, hoặc từ nhà ngoại ngược trở về nhà tôi… sáu - bảy cây số.

Hát ví, giặm trong chương trình giao lưu “Quê ta Tỉnh Nghệ - Thành Vinh” ở Đường sách TPHCM

Thương câu ví, giặm quê mình

Giống như rất nhiều làng quê ở xứ Nghệ (gồm Nghệ An và Hà Tĩnh), ở quê tôi, những làn điệu ví, giặm vẫn đều đặn vang lên, không kể là ở những hội diễn văn nghệ mà còn ở những lúc nghỉ ngơi sau công việc. Những câu hát len lỏi trong tâm thức người Nghệ, trở thành nỗi nhớ khôn nguôi với những người xa quê.

Những ngày có mẹ

Những ngày có mẹ

Buổi sáng cuối tháng mười một, tiết trời lành lạnh dễ chịu. Tôi tỉnh ngủ vì nghe một tiếng động nhỏ bên ngoài cửa phòng. Một tiếng động của sự dọn dẹp. Sau vài giây định tâm, tôi hiểu ra đấy là mẹ. Mẹ dậy sớm và đang dọn lại mấy món đồ chơi của cháu ngoại tối qua còn sót trên sàn, lùa cây chổi vào gầm bàn gầm ghế quét đi quét lại cho thật sạch từng cọng tóc.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu với niềm đam mê con giống bột

Nâng tầm tò he

Con giống bột, hay còn gọi là tò he, từ bao đời nay đã là món đồ chơi cổ truyền của thiếu nhi Việt. Mỗi năm, tại làng Xuân La thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Nội), anh Đặng Văn Hậu, một trong những nghệ nhân trẻ tuổi của làng nghề tò he Xuân La (được UBND TP Hà Nội - Sở Công thương TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2014) lại cho ra đời bộ sản phẩm tò he mới phục vụ các ngày lễ thiếu nhi, làm quà tặng du lịch.

Người dân thả vó bắt cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

Quê tôi ở miền Trung, nơi mà những trận mưa lớn không còn là điều xa lạ. Mùa lụt thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, khi những cơn mưa tầm tã không ngừng xối xả. Nước từ các ngọn núi đổ về đồng bằng, kéo theo từng đợt lũ chồng lũ. Nhà nào cũng phải chuẩn bị tinh thần đón nước lụt, di dời đồ đạc lên cao, và tất nhiên, cả việc chuẩn bị lương thực dự trữ.