Chỉ cần một vài thao tác trên tài khoản tiền điện tử là số tiền đã được chuyển đi nhanh chóng, người được hối lộ nhận một cách an toàn, bí mật.
“Mảnh đất màu mỡ” của tội phạm tham nhũng
Ở Việt Nam, có nhiều dự án lừa đảo ăn theo sự phát triển của tiền điện tử trên thế giới. Họ cũng ngụy trang bằng hình thức ICO huy động vốn đầu tư thông qua phát hành loại tiền điện tử nào đó, rồi làm các sự kiện, hội thảo, lấy tiền huy động của nhà đầu tư, lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, cam kết lãi suất cao bất thường.
Sử dụng các thông tin về đầu tư tiền điện tử với ý đồ lừa mọi người là chiêu thức nhiều kẻ xấu sử dụng, vì thực tế nhiều người không biết chính xác tiền kỹ thuật số là gì và nó hoạt động như thế nào? Nhiều người thấy giá của các đồng tiền điện tử tăng nhanh, có đồng tiền trong vòng vài tuần giá có thể tăng gấp đôi, nên những nhà đầu tư dễ bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận khủng.
Các đối tượng lừa đảo thường dùng các trang web, trang mạng xã hội với hình ảnh, PR chuyên nghiệp, chiến dịch thu hút nhà đầu tư được những người “đầu sỏ” thực hiện rất công phu và bài bản, gắn với hình ảnh của người nổi tiếng, được giới thiệu như “người đại diện” cho các dự án ICO tiền điện tử… Dùng chiêu “chứng thực, xác nhận lợi nhuận cao từ việc đầu tư” dưới dạng “bình luận của người đọc”. Nhằm đối phó với cơ quan chức năng Việt Nam trong việc truy xuất dữ liệu điện tử, các đối tượng thường sang nước ngoài mua tên miền để làm trang web quảng bá (nếu bị phát hiện thì việc truy xuất dữ liệu với trang web có địa chỉ IP ở nước ngoài khó thực hiện được).
Tương tự, trong việc chia lợi nhuận, chạy chọt dự án, lại quả, chia tiền phạm pháp, nếu các đối tượng đều thực hiện thông qua ví tiền điện tử thì sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là cho đến nay không thể điều tra xác minh truy được dấu vết, tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm. Ví tiền điện tử là nơi cất trữ, che giấu tài sản phi pháp rất hữu hiệu. Khi đối tượng chuyển đổi tiền mặt, tiền do phạm tội mà có vào ví tiền điện tử, có thể nói cơ quan chức năng khó thể xác minh, truy tìm tài sản.
Nguy cơ gia tăng
Việc các đối tượng dùng tiền điện tử để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hiện có nguy cơ ngày càng mở rộng, tiềm ẩn nhất là trong các lĩnh vực mua bán hàng cấm, ma túy, vũ khí, đánh bạc... Trước đây, các tổ chức tội phạm thực hiện giao dịch mua bán những mặt hàng bất hợp pháp có thể bị bắt quả tang trong khi thanh toán tiền. Sau đó, cơ quan pháp luật dùng chứng từ, tài liệu thanh toán làm căn cứ để truy tố, xét xử tội phạm. Tuy nhiên, nếu các đối tượng thanh toán qua bitcoin hoặc các loại tiền điện tử thì khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý tội phạm.
Tội phạm còn lợi dụng tiền điện tử để rửa tiền, chuyển đổi, hợp thức hóa nguồn tiền “bẩn” thông qua việc đầu tư, giao dịch bitcoin, chuyển từ dòng tiền phi pháp (có thể truy được dấu vết) thành dòng tiền số (khó truy được dấu vết). Tiền điện tử có thể được xem là nơi tẩu tán tiền phạm pháp hiệu quả của giới tội phạm. Nhiều đối tượng tham nhũng tẩu tán tiền ra nước ngoài để mua bất động sản một cách dễ dàng nếu dùng tài khoản tiền điện tử để thực hiện.
Tiền điện tử còn được xem là cách hiệu quả của bọn tội phạm bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Hầu như tất cả các vụ bắt cóc tống tiền trước đây đều bị phát hiện, bắt giữ kịp thời, do đối tượng phải nhận tiền chuộc nên cơ quan chức năng dễ bố trí bắt quả tang. Nhưng đối với hình thức yêu cầu tiền chuộc bằng bitcoin thì sẽ khó khăn cho việc bắt giữ, kẻ bắt cóc chỉ cần gọi điện thoại cho người thân của người bị bắt cóc, cung cấp địa chỉ ví bitcoin và yêu cầu chuyển bitcoin thì phi vụ có thể hoàn thành, không cần phải mất công bố trí người nhận tiền.
Các nguy cơ, rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử đó chính là dễ bị lợi dụng, chiếm đoạt tiền vốn đầu tư, chiếm dụng vốn… với lý do đầu tư lỗ; không quản lý được việc sử dụng tiền, không kiểm soát được lời lỗ; khi bị chiếm đoạt, hoặc không được trả, thì khó kiện tụng lấy lại. Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận tiền điện tử, không bảo vệ tài sản ảo, do đó, khi vụ việc mất tiền ảo, tiền điện tử xảy ra thì nhà đầu tư phải chịu thiệt vì không có khung pháp lý để bảo vệ.
“Mảnh đất màu mỡ” của tội phạm tham nhũng
Ở Việt Nam, có nhiều dự án lừa đảo ăn theo sự phát triển của tiền điện tử trên thế giới. Họ cũng ngụy trang bằng hình thức ICO huy động vốn đầu tư thông qua phát hành loại tiền điện tử nào đó, rồi làm các sự kiện, hội thảo, lấy tiền huy động của nhà đầu tư, lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, cam kết lãi suất cao bất thường.
Sử dụng các thông tin về đầu tư tiền điện tử với ý đồ lừa mọi người là chiêu thức nhiều kẻ xấu sử dụng, vì thực tế nhiều người không biết chính xác tiền kỹ thuật số là gì và nó hoạt động như thế nào? Nhiều người thấy giá của các đồng tiền điện tử tăng nhanh, có đồng tiền trong vòng vài tuần giá có thể tăng gấp đôi, nên những nhà đầu tư dễ bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận khủng.
Các đối tượng lừa đảo thường dùng các trang web, trang mạng xã hội với hình ảnh, PR chuyên nghiệp, chiến dịch thu hút nhà đầu tư được những người “đầu sỏ” thực hiện rất công phu và bài bản, gắn với hình ảnh của người nổi tiếng, được giới thiệu như “người đại diện” cho các dự án ICO tiền điện tử… Dùng chiêu “chứng thực, xác nhận lợi nhuận cao từ việc đầu tư” dưới dạng “bình luận của người đọc”. Nhằm đối phó với cơ quan chức năng Việt Nam trong việc truy xuất dữ liệu điện tử, các đối tượng thường sang nước ngoài mua tên miền để làm trang web quảng bá (nếu bị phát hiện thì việc truy xuất dữ liệu với trang web có địa chỉ IP ở nước ngoài khó thực hiện được).
Tương tự, trong việc chia lợi nhuận, chạy chọt dự án, lại quả, chia tiền phạm pháp, nếu các đối tượng đều thực hiện thông qua ví tiền điện tử thì sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là cho đến nay không thể điều tra xác minh truy được dấu vết, tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm. Ví tiền điện tử là nơi cất trữ, che giấu tài sản phi pháp rất hữu hiệu. Khi đối tượng chuyển đổi tiền mặt, tiền do phạm tội mà có vào ví tiền điện tử, có thể nói cơ quan chức năng khó thể xác minh, truy tìm tài sản.
Nguy cơ gia tăng
Việc các đối tượng dùng tiền điện tử để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hiện có nguy cơ ngày càng mở rộng, tiềm ẩn nhất là trong các lĩnh vực mua bán hàng cấm, ma túy, vũ khí, đánh bạc... Trước đây, các tổ chức tội phạm thực hiện giao dịch mua bán những mặt hàng bất hợp pháp có thể bị bắt quả tang trong khi thanh toán tiền. Sau đó, cơ quan pháp luật dùng chứng từ, tài liệu thanh toán làm căn cứ để truy tố, xét xử tội phạm. Tuy nhiên, nếu các đối tượng thanh toán qua bitcoin hoặc các loại tiền điện tử thì khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý tội phạm.
Tội phạm còn lợi dụng tiền điện tử để rửa tiền, chuyển đổi, hợp thức hóa nguồn tiền “bẩn” thông qua việc đầu tư, giao dịch bitcoin, chuyển từ dòng tiền phi pháp (có thể truy được dấu vết) thành dòng tiền số (khó truy được dấu vết). Tiền điện tử có thể được xem là nơi tẩu tán tiền phạm pháp hiệu quả của giới tội phạm. Nhiều đối tượng tham nhũng tẩu tán tiền ra nước ngoài để mua bất động sản một cách dễ dàng nếu dùng tài khoản tiền điện tử để thực hiện.
Tiền điện tử còn được xem là cách hiệu quả của bọn tội phạm bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Hầu như tất cả các vụ bắt cóc tống tiền trước đây đều bị phát hiện, bắt giữ kịp thời, do đối tượng phải nhận tiền chuộc nên cơ quan chức năng dễ bố trí bắt quả tang. Nhưng đối với hình thức yêu cầu tiền chuộc bằng bitcoin thì sẽ khó khăn cho việc bắt giữ, kẻ bắt cóc chỉ cần gọi điện thoại cho người thân của người bị bắt cóc, cung cấp địa chỉ ví bitcoin và yêu cầu chuyển bitcoin thì phi vụ có thể hoàn thành, không cần phải mất công bố trí người nhận tiền.
Các nguy cơ, rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử đó chính là dễ bị lợi dụng, chiếm đoạt tiền vốn đầu tư, chiếm dụng vốn… với lý do đầu tư lỗ; không quản lý được việc sử dụng tiền, không kiểm soát được lời lỗ; khi bị chiếm đoạt, hoặc không được trả, thì khó kiện tụng lấy lại. Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận tiền điện tử, không bảo vệ tài sản ảo, do đó, khi vụ việc mất tiền ảo, tiền điện tử xảy ra thì nhà đầu tư phải chịu thiệt vì không có khung pháp lý để bảo vệ.
Theo thông cáo báo chí Europol hôm 9-4-2018, tổ chức Tulipan Blanca (White Tulip), điều phối bởi Europol và tiến hành bởi Guardian Civil Spanish, đã dẫn tới việc bắt giữ 11 người rửa 8 triệu EUR thông qua các crypto (tiền điện tử). Cuộc điều tra đã tập trung vào một mạng lưới rửa tiền từ việc buôn bán ma túy bằng thẻ tín dụng và crypto.
Với thẻ tín dụng, những kẻ rửa tiền có thể nhận tiền bất hợp pháp bằng tiền mặt, sau đó sẽ gửi chúng với số tiền nhỏ vào hàng trăm tài khoản ngân hàng trung gian. Kể từ khi tiền đã được lưu hành trong hệ thống tài chính, vòng tròn này chỉ cần chuyển “tiền đen” cho các đại lý ma túy ở Colombia. Những tên tội phạm sau đó sẽ nhận được thẻ tín dụng liên kết với các tài khoản và đến Colombia rút tiền. Một khi bọn tội phạm nhận ra rằng việc rút tiền mặt và giao dịch qua hoạt động ngân hàng rất dễ theo dõi, họ sử dụng các crypto thay thế, chủ yếu là Bitcoin. Các nghi phạm chuyển tiền bất hợp pháp sang Bitcoin thông qua các sàn giao dịch, sau đó đổi thành đồng peso của Colombia và gửi vào tài khoản Colombia trong cùng một ngày.
Với thẻ tín dụng, những kẻ rửa tiền có thể nhận tiền bất hợp pháp bằng tiền mặt, sau đó sẽ gửi chúng với số tiền nhỏ vào hàng trăm tài khoản ngân hàng trung gian. Kể từ khi tiền đã được lưu hành trong hệ thống tài chính, vòng tròn này chỉ cần chuyển “tiền đen” cho các đại lý ma túy ở Colombia. Những tên tội phạm sau đó sẽ nhận được thẻ tín dụng liên kết với các tài khoản và đến Colombia rút tiền. Một khi bọn tội phạm nhận ra rằng việc rút tiền mặt và giao dịch qua hoạt động ngân hàng rất dễ theo dõi, họ sử dụng các crypto thay thế, chủ yếu là Bitcoin. Các nghi phạm chuyển tiền bất hợp pháp sang Bitcoin thông qua các sàn giao dịch, sau đó đổi thành đồng peso của Colombia và gửi vào tài khoản Colombia trong cùng một ngày.