Tiệm hớt tóc tình thương

- Chiều nay ghé bờ kè hớt tóc hông mậy?
- Cái chỗ miễn phí đó hả?
- Ừ!
Tôi vô tình nghe được mẩu hội thoại của 2 chú xe ôm trong lúc kẹt xe…
Không gian cắt tóc miễn phí
Không gian cắt tóc miễn phí
 Miễn phí, chất lượng cao
“Chỗ hớt tóc miễn phí hả cháu? Ở bên kia kìa”. Theo hướng chỉ của cô bán nước mía trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TPHCM), tôi nhìn sang bên đường, đối diện Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng. Một mái hiên được dựng sẵn với dòng chữ “Câu lạc bộ cắt tóc miễn phí vì cộng đồng”. Tìm hiểu thì được biết, từ tháng 4-2017 đến nay, luôn có một nhóm bạn trẻ cứ chiều chiều lại đến đây hớt tóc người dân miễn phí.
Khoảng 3 giờ chiều, tại nơi bãi đất trống vang lên tiếng nhạc xen lẫn những tiếng kéo lách cách, tiếng tông-đơ rồ rồ. Biết nơi này qua lời kể của người bạn, nhưng tôi vẫn muốn một lần được tận mắt quan sát cái “salon” đặc biệt này. Thấy tôi bước vào, một anh thợ tươi cười niềm nở: “Anh ngồi ghế chơi chờ xíu, xong chú này rồi tới anh liền”…
Được thành lập và phát triển bởi các thành viên của Câu lạc bộ Stylist 4 Men, “Câu lạc bộ cắt tóc miễn phí vì cộng đồng” là nơi phục vụ những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cũng là nơi để các bạn trẻ học nghề có cơ hội được rèn luyện, nâng cao tay nghề.
Ngồi một lúc thì có thêm 2 - 3 xe gắn máy dừng lại. Có 3 người đàn ông đến để hớt tóc, 2 trong số đó là tài xế xe ôm và người còn lại là một công nhân xây dựng. Họ được đón tiếp rất chu đáo và ân cần tư vấn chọn kiểu tóc sao cho hợp khuôn mặt. Điều làm tôi ngạc nhiên là dù miễn phí nhưng chất lượng ở đây không hề thua kém ở những salon làm tóc. Vầng trán đầy mồ hôi, những đôi tay tỉ mỉ, những khuôn miệng hài lòng là những gì tôi quan sát được.
Anh Nguyễn Hoàng Phương (23 tuổi, trưởng nhóm hớt tóc miễn phí) tâm sự, ban đầu khi thành lập nhóm chỉ có 10 thành viên và đều là những thợ giỏi nghề. Dần dần, nhóm thu hút được các bạn trẻ có đam mê với nghề cắt và tạo mẫu tóc nên số lượng thành viên ngày một tăng.
“Mấy bạn ra đây làm đa số đã tốt nghiệp khóa cơ bản. Vì Stylist 4 Men là trung tâm đào tạo nghề, mấy bạn này thường đã được dạy rất kỹ mới được ra đây “thực hành”. Nhóm mình hoạt động từ tháng 4 năm ngoái, tính tới giờ đã hơn 1 năm. Mấy bạn hiện giờ là tốp thứ 33 rồi”, anh Phương kể.
Câu lạc bộ luôn luôn có những thành viên mới nên lửa đam mê và tinh thần thiện nguyện là không bao giờ thiếu. Hồi trước chỉ có 1, giờ được 5 địa điểm hớt tóc miễn phí. Mấy anh em muốn được hớt tóc, muốn được giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa.
Tôi hỏi: “Cắt miễn phí như vậy thì nhóm mình nhận lại được gì?”. Anh Phương cười: “Nhìn thấy người ta vui với mái tóc mới thì bản thân mình là người thợ cũng thấy vui lây. Điều đó đủ để chứng tỏ bản thân của mình với nghề, đủ để biết mình có khả năng theo đuổi tiếp đam mê hay không. Với lại, mình hớt đẹp còn được người ta thích, người ta thương. Tôi thấy nhận lại vậy là đủ”.
Phí duy trì của câu lạc bộ đến từ một “quỹ từ thiện”. Nguồn quỹ này chủ yếu là do bà con gần xa và do những khách hàng hảo tâm quyên góp. Quỹ được sử dụng để chi trả tiền điện cũng như phí sinh hoạt của anh em trong nhóm. Còn dụng cụ, thuốc tóc, keo xịt…, đều do chính câu lạc bộ tự bỏ tiền ra để mua. Anh Hoàng Phương cho biết thêm: “Có dư dả thì anh em làm ly nước mía hay ổ bánh mì để bụng…”.
Tiệm hớt tóc tình thương ảnh 1 Anh Vũ chăm chút khách hàng đầu tiên của mình
Tôi gặp một người thợ vừa mới đến thực tập vào ngày hôm đó. Anh tên Vũ, năm nay 20 tuổi, là người thành phố, học nghề được hơn một năm rưỡi. Dù đã được đào tạo bài bản, anh Vũ vẫn không giấu được nét lo âu khi lần đầu tự tay cắt tóc khách. Anh chậm rãi vừa cắt vừa hỏi xem khách có ưng ý chưa, hỏi xem khách muốn thế nào. Miễn phí nhưng không vì thế mà làm cho có lệ.
Chia sẻ về nghề cắt tóc, anh nói: “Đâu phải ai đi học cắt tóc rồi cũng cắt đẹp được. Ăn thua còn ở cái khiếu, cái tâm, cái “gu” thẩm mỹ nữa”. Sau khi hoàn thành “tác phẩm” đầu tiên của mình, anh Vũ đứng sang một bên nhìn ngắm. Các anh em khác có kinh nghiệm hơn cũng cho anh một, hai lời khuyên. Thấy khách tỏ vẻ vừa lòng, anh Vũ mừng rơn.
Nét đẹp nhân văn
Ngoài mục đích giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, “Câu lạc bộ cắt tóc miễn phí vì cộng đồng” còn sẵn sàng phục vụ tất cả khách hàng không giới hạn đối tượng. Cứ ai muốn hớt tóc đều có thể ghé đến. Cách khoảng 5 - 10 phút lại có 1-2 xe máy tấp vào. Mọi người ai nấy đều vui vẻ ngồi trò chuyện, đợi đến lượt mình. Một sự thân thiết lạ lùng giữa những người cùng đến đây hớt tóc. Bên góc này là bác xe ôm ngồi nói chuyện với một anh sinh viên đại học. Đằng kia là một chú thợ câu đang nói đùa với một anh nhân viên văn phòng. Không hẳn họ quen biết nhau từ trước, mà có lẽ chính bầu không khí hòa đồng ở đây đã kéo họ lại gần nhau hơn.
Tôi chợt nhận ra, đây không đơn thuần là một tiệm cắt tóc miễn phí, nó tựa như một điểm dừng chân ven đường và những vị khách hớt tóc là những khách lữ hành ghé ngang để tránh nóng, để chuyện trò và rồi họ rời đi với một thứ mới toanh, đẹp đẽ. Ở đây có vô số chủ đề được bàn tán. Những bác xe ôm có những câu chuyện nơi vỉa hè, những anh công nhân có những câu chuyện về bê-tông cốt thép… Anh Tiến (xe ôm) hài lòng chia sẻ: “Tui chạy xe mỗi ngày hông được bao nhiêu. Đi cắt tóc vô mấy tiệm bình thường thôi người ta cũng ăn 30.000 - 40.000 đồng rồi, gần bằng một bữa cơm. Chỗ này hớt miễn phí mà còn đẹp nữa!”.
Đèn đường đã lên, tiếng nhạc ở bãi đất trống nhỏ dần rồi tắt hẳn. Thoắt cái mà đã 19 giờ hơn, mọi người ai nấy bảo nhau thu dọn dụng cụ chuẩn bị về. Tôi đã thu hoạch được “kha khá” những khoảnh khắc đẹp, những câu chuyện hay và cả những điều bình yên giữa lòng thành phố hối hả. Đèn tắt, cái mái hiên được xếp gọn. Bình thường đến nỗi chẳng ai nhận ra nơi này hàng ngày đều diễn ra những hoạt cảnh tình nguyện đầy ý nghĩa. Có lẽ tôi đã tìm được một trong những nơi mang nét đẹp nhân văn yên bình giữa phố thị hối hả. Mảnh đất TPHCM nhộn nhịp là thế nhưng người dân nơi đây luôn dư dả một thứ quà mà họ sẵn sàng biếu tặng, đó chính là tình người.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Trần Thị Thanh Thảo
Bài viết hay, súc tích, đi vào lòng người, phản ánh được nét đẹp nhân văn của người Việt Nam, mà nhất là với giới trẻ hiện nay, họ đã biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với những người dân lao động Xin cảm ơn tác giả đã viết lên bài viết này.

Tin cùng chuyên mục

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.

Ông A Sỹ (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) hướng dẫn người dân trồng sâm. Ảnh: HỮU PHÚC

“Vua sâm” giúp dân thoát nghèo

Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. 

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.

Xanh mãi làng tre Phú An

Xanh mãi làng tre Phú An

Hơn 20 năm đã qua, từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, làng tre Phú An trở thành nơi sưu tập, bảo tồn tre cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị cây tre Việt Nam.

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Gần 60 năm đã trôi qua, những ký ức năm nào vẫn vẹn nguyên. Bà Du Thị Đông hay còn gọi là chị Bảy Đông (ở Tân Hoà, Tân Thạnh, Long An) là nhân chứng sống duy nhất trong trận thảm sát trên cánh đồng vào năm 1967 tại huyện Tân Thạnh, Long An. Sau ngày hoà bình, dù đôi tay không còn nguyên vẹn nhưng người dân công hoả tuyến năm nào đã tự nguyện hiến đất, xây bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ về sau về quá khứ hào hùng của dân tộc.

Người nâng tầm tre Việt

Người nâng tầm tre Việt

Nằm dọc Tỉnh lộ 14, làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TP Huế không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng nông sản như khoai, đậu, ớt..., mà còn được biết đến như là cái nôi của nghề mây tre đan. Người làm sống lại nghề mây tre đan truyền thống Thủy Lập trong những năm gần đây chính là ông Trần Lợi - một “báu vật sống” của ngôi làng.

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Lã Minh Trường (thứ ba từ trái, hàng sau cùng) trong chương trình Gắn kết yêu thương tại Bệnh viện E Ảnh: NVCC

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.