Nhiều người trở về nhà sau những ngày tránh bão đã thảng thốt khi thấy nhà cửa, tài sản của mình nằm chỏng chơ giữa bùn. Nhiều ngư dân nước mắt lưng tròng bất lực nhìn con tàu - tài sản cả đời của họ bị bão dữ phá nát; còn lồng bè nuôi tôm, cá nhấp nhô lạc trôi giữa dòng nước lũ... Dấu vết cơn bão dữ không chỉ hiện diện trên khuôn mặt khắc khổ của người miền Trung. Vệt nước xám xịt ngấn trên nhiều tường nhà vẫn chưa phai, đánh dấu mức nước lụt những ngày qua đã trên 2-3m. Hình ảnh những người dân bì bỏm lội trong lũ, nước tới bụng, tới ngực… lan truyền trên các phương tiện truyền thông trong những ngày qua, làm đau lòng đồng bào cả nước.
Nhưng trong tang tóc, nhọc nhằn, người miền Trung vẫn mạnh mẽ, kiên cường. Và đáng trân quý, là trong thời khắc khó khăn ấy vẫn sáng lên những tấm lòng nhân ái, những hành động cứu giúp đồng bào trong bão lũ. Hành động dũng cảm của anh Nguyễn Bá Luân, giám đốc một công ty du lịch ở Khánh Hòa, cùng đồng nghiệp đã dùng ca nô lao ra vịnh Vân Phong cứu hơn 150 người trong đêm bão tố, là một câu chuyện đẹp, một kỳ tích giữa đời thường. Nhiều lực lượng cứu hộ, tình nguyện viên đạp mưa đạp gió suốt đêm ngày, có mặt ở những điểm nóng để di tản người dân đến nơi an toàn, hạn chế những tổn thất người và của do mưa bão gây ra.
Mấy ngày này, ở TPHCM, từ ngoài quán cà phê vào đến cơ quan, công sở…, đâu cũng nghe bạn bè, đồng nghiệp hỏi thăm nhau “Nhà ở quê bạn miền Trung có sao không?”. Tình nghĩa “thương người như thể thương thân” đã được phát huy hơn bao giờ hết, những chuyến hàng cứu trợ cùng quần áo, gạo muối, chăn mền được người dân khắp nước chuyển về miền Trung…
Những ngày qua, trời thành phố lại vần vũ, xám xịt, lại nghe tin báo một cơn bão nữa hướng vào biển Đông. Lòng thêm xốn xang!
Nhưng trong tang tóc, nhọc nhằn, người miền Trung vẫn mạnh mẽ, kiên cường. Và đáng trân quý, là trong thời khắc khó khăn ấy vẫn sáng lên những tấm lòng nhân ái, những hành động cứu giúp đồng bào trong bão lũ. Hành động dũng cảm của anh Nguyễn Bá Luân, giám đốc một công ty du lịch ở Khánh Hòa, cùng đồng nghiệp đã dùng ca nô lao ra vịnh Vân Phong cứu hơn 150 người trong đêm bão tố, là một câu chuyện đẹp, một kỳ tích giữa đời thường. Nhiều lực lượng cứu hộ, tình nguyện viên đạp mưa đạp gió suốt đêm ngày, có mặt ở những điểm nóng để di tản người dân đến nơi an toàn, hạn chế những tổn thất người và của do mưa bão gây ra.
Mấy ngày này, ở TPHCM, từ ngoài quán cà phê vào đến cơ quan, công sở…, đâu cũng nghe bạn bè, đồng nghiệp hỏi thăm nhau “Nhà ở quê bạn miền Trung có sao không?”. Tình nghĩa “thương người như thể thương thân” đã được phát huy hơn bao giờ hết, những chuyến hàng cứu trợ cùng quần áo, gạo muối, chăn mền được người dân khắp nước chuyển về miền Trung…
Những ngày qua, trời thành phố lại vần vũ, xám xịt, lại nghe tin báo một cơn bão nữa hướng vào biển Đông. Lòng thêm xốn xang!