Không gian “Thiên đường Tây Nguyên” được dựng bên bờ hồ Xuân Hương tạo điểm nhấn văn hoá trong kỳ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX – 2022.
Dù đang trong giai đoạn hoàn tất các công đoạn cuối nhưng không gian văn hoá “Thiên đường Tây Nguyên” đã thu hút người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hoá các dân tộc bản địa Tây Nguyên bên bờ hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt.
Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên giới thiệu ra công chúng khoảng 5.000 hiện vật sưu tầm về Tây Nguyên, được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: nhạc cụ, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, dụng cụ săn bắn, trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng những món đồ về văn hóa tín ngưỡng, nghi thức và lễ hội của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
>> Ghi nhận không gian văn hoá Tây Nguyên bên hồ Xuân Hương:
Dàn trống da trâu bên không gian văn hoá Tây Nguyên Bộ công cụ sản xuất, sinh hoạt của người dân Tây Nguyên
Bộ choé cổ bên hồ Xuân Hương Tại không gian “Thiên đường Tây Nguyên” có 5 ngôi nhà của người dân tộc bản địa Tây Nguyên được các nghệ nhân dựng, gồm: 1 căn nhà dài người dân tộc Ê Đê, 1 nhà sinh hoạt hàng ngày người Cil, 1 ngôi nhà rông Rơngao của dân tộc Xê Đăng, 1 nhà rông của dân tộc Ba Na và 1 nhà dệt của dân tộc Ba Na
Một góc phía sau căn nhà dài dân tộc Ê Đê trưng bày nhiều bộ nhạc cụ, dụng cụ săn bắn, công cụ phục vụ sản xuất, đánh bắt cá... Những bức tượng đặc tả về cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc bản địa Tây Nguyên được trưng bày ngay trên vỉa hè để người dân và du khách dễ dàng tìm hiểu, thưởng lãm Những du khách đầu tiên ghé thăm không gian văn hoá Tây Nguyên. Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên sẽ kết hợp cùng sự kiện biểu diễn nghệ thuật thời trang Tơ lụa - Con đường Di sản diễn ra bên bờ hồ Xuân Hương, chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022, chính thức đón khách từ chiều ngày 11-11 và kéo dài đến hết ngày 31-1-2023. ĐOÀN KIÊN