Thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Lối thoát lại tắc?

Theo WSJ, các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã gặp khó khăn bởi sự miễn cưỡng từ Bắc Kinh trong việc tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. 
Chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc tháng 10 thấp hơn tháng trước đó 0,6%
Chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc tháng 10 thấp hơn tháng trước đó 0,6%

Trong khi dư luận đang hy vọng vào những bước nhượng bộ sắp được thực thi để hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thì Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 14-11 tuyên bố, việc Mỹ bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc là một điều kiện quan trọng để hai bên đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Chưa đủ lòng tin 

 Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc thảo luận chuyên sâu về giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại. Đồng thời nhấn mạnh rằng mức độ bãi bỏ thuế quan sẽ “phản ánh đầy đủ” tầm quan trọng của một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Điều kiện của Trung Quốc được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 13-11 dự báo một khúc mắc mới trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc, khiến thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ không thể đạt được. 

Theo WSJ, các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã gặp khó khăn bởi sự miễn cưỡng từ Bắc Kinh trong việc tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố vào tháng trước rằng Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý về một thỏa thuận “giai đoạn 1” để điều chỉnh lại cuộc chiến thương mại vốn bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, tuy nhiên các chi tiết cuối cùng đã chứng minh rằng tham vọng của hai bên khó có thể hoàn thành.

Tổng thống Donald Trump ban đầu nói rằng Trung Quốc đã đồng ý một thỏa thuận về việc mua 40 - 50 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong hơn 2 năm, song Trung Quốc không chịu cam kết cụ thể về số lượng nông sản họ sẽ mua của Mỹ trong văn bản thỏa thuận. 

Theo WSJ, những bất đồng tương tự như trên từng làm xáo trộn các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước trong quá khứ do đôi bên chưa đủ lòng tin. Còn theo CNBC, Mỹ đang đòi hỏi Trung Quốc phải nhượng bộ nhiều hơn nữa liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn cưỡng ép chuyển giao công nghệ trước khi có thể dỡ bỏ một số thuế. 

Cùng ngày 14-11, Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo nước này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Mặc dù theo hãng tin Reuters, quyết định dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ đã được Bắc Kinh công bố trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa hai nước, nhưng  theo đánh giá của giới quan sát, thỏa thuận giai đoạn 1 vẫn có khả năng đổ vỡ giống như trong các vòng đàm phán trước.

Trước đó, ngày 12-11, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định, Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại, song cảnh báo Washington sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Bắc Kinh nếu đôi bên không đạt được một thỏa thuận cụ thể.

Những dấu hiệu suy giảm của 2 nền kinh tế

 Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc liên tục leo thang khiến cho nền kinh tế của hai quốc gia này tiếp tục chao đảo, theo các số liệu mới nhất. Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 14-11 công bố một loạt số liệu kinh tế cho thấy sự giảm sút mạnh về chi tiêu tiêu dùng, sản xuất của các nhà máy cũng như đầu tư của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 

Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trong quý 3-2019 chỉ đạt mức tăng trưởng 6% - mức yếu nhất trong gần 3 thập niên qua. Trong tháng 10, tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức 4,7%, thấp hơn mức tăng 5,8% của tháng trước. Nhà phân tích Martin Lynge Rasmussen thuộc Hãng Tư vấn nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cảnh báo, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc không chỉ suy yếu trong tháng vừa qua, mà tình trạng suy yếu sẽ còn được phản ánh trong thời gian tới. Ông dự kiến Bắc Kinh sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ. 

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell kêu gọi quốc hội nước này hành động để giải quyết tình trạng nợ công và thâm hụt tăng, nhằm đảm bảo đà tăng trưởng liên tục của nền kinh tế quốc gia. Thâm hụt ngân sách Mỹ đã gần đạt đến ngưỡng 1.000 tỷ USD trong tài khóa 2019, dù nền kinh tế đang tăng trưởng và lãi suất rất thấp.

Theo số liệu chính thức, tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 3 đã chậm lại, từ 2,5% trong quý trước xuống còn 1,9%, một phần vì cuộc đình công kéo dài 40 ngày ở tập đoàn sản xuất ô tô General Motors và các cuộc tranh cãi thương mại làm giảm đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng tới xuất khẩu và sản xuất.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đợt thuế quan của ông Trump được coi là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: CNN

Chính phủ Mỹ không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2-4, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu.

Động đất 6,0 độ richter tại miền Đông Indonesia

Động đất 6,0 độ richter tại miền Đông Indonesia

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho biết một trận động đất có độ lớn 6,0 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi tỉnh Maluku ở miền Đông nước này vào ngày 1-4.

Lực lượng cứu hộ của Việt Nam đưa thi thể nạn nhân ra ngoài. Ảnh: Baochinhphu.vn

Động đất tại Myanmar: Khó có thêm phép màu

Ngày 1-4, lực lượng cứu hộ tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar đã giải cứu thành công một phụ nữ 63 tuổi, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát trận động đất 7,7 độ richter hôm 28-3. Tuy nhiên, hy vọng tìm thêm người sống sót rất mong manh khi số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng nhanh chóng.

Trứng được bán tại siêu thị Akidai ở quận Nerima, Tokyo. Ảnh: KYODO

Nhật Bản thi hành luật về cung cấp thực phẩm khẩn cấp

Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng, từ ngày 1-4, tại Nhật Bản, luật mới về các biện pháp khẩn cấp cung cấp thực phẩm bắt đầu có hiệu lực nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Băng biển Bắc cực thấp kỷ lục

Băng biển Bắc cực thấp kỷ lục

Theo số liệu vệ tinh của Trung tâm Dữ liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC), băng biển Bắc cực đạt mức tối đa ngày 22-3 vừa qua với diện tích bao phủ 14,33 triệu km², thấp hơn 0,08 triệu km² so với mức thấp kỷ lục trước đó ghi nhận vào năm 2017.

Hội nghị nhà báo Thế giới 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Báo chí Hàn Quốc ở trung tâm Seoul. Ảnh: MAEIL BUSINESS PAPER

Hội nghị nhà báo thế giới 2025 thảo luận về trí tuệ nhân tạo

Theo China Daily, ngày 31-3, Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Báo chí Hàn Quốc ở Seoul. Sự kiện do Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức, thu hút sự tham gia của 62 nhà báo từ 52 quốc gia trên thế giới. Chủ đề chính của hội nghị năm nay là báo chí trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) và vai trò của báo chí trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị Ngoại trưởng các nước châu Âu thuộc nhóm G5+. Ảnh: MAUC

Nhóm G5+ sẵn sàng áp thêm lệnh trừng phạt với Nga

Theo Reuters, trong tuyên bố chung sau hội nghị tại Madrid ngày 31-1 (giờ địa phương), Ngoại trưởng các nước châu Âu thuộc nhóm G5+, bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy, Anh và Ba Lan, cho biết sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine và sẵn sàng áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga nhằm gia tăng áp lực lên Moscow.

Đông Bắc Á ủng hộ thương mại đa phương

Đông Bắc Á ủng hộ thương mại đa phương

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại sau cuộc họp tại Seoul, Hàn Quốc ngày 30-3. Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk-geun, người đồng cấp Nhật Bản Yoji Muto và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào.