Thuốc lá điện tử gây nghiện cao và làm gia tăng nguy cơ ung thư

Chiều 4-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước trong khu vực ASEAN.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện nay, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều thách thức khi tỷ lệ sử dụng thuốc lá vẫn rất cao, đặc biệt ở nam giới.

Cùng với đó là việc gia tăng sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá hút Shisha) ở đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ. Thống kê của Bộ Y tế, ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.

33.jpg.webp
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo

Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ đối với sản phẩm thuốc lá của Việt Nam chỉ chiếm 38,8%, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của WHO là 70%-75% giá bán lẻ. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng, thuốc lá được bán ở khắp mọi nơi làm cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam càng gặp khó khăn.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia quốc tế cho biết, đến nay đã có hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tại ASEAN, các nước Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan đã ban hành lệnh cấm thuốc lá mới. Trong khi Indonesia, Malaysia và Philippines - những quốc gia cho phép bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá điện tử - đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với tình trạng hút thuốc điện tử ở giới trẻ.

Đặc biệt, thuốc lá mới không an toàn mà chứa nhiều Nicotine cùng các chất độc hại gây ung thư khác. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng không phải là phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả. Những người hút thuốc cố gắng cai thuốc bằng cách sử dụng thuốc lá mới thường kết thúc bằng việc sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường.

333-1502.jpg
Giới trẻ đang gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử

Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo bằng cách điều chỉnh các chiến lược kiểm soát thuốc lá của mình phù hợp với Công ước Khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, thực hiện chính sách cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và áp dụng thuế thuốc lá mạnh hơn, Việt Nam có thể giảm đáng kể số lượng người trẻ nghiện Nicotine và đây là những biện pháp rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân và thế hệ tương lai.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta đã giảm xuống dưới 10.000 ca/năm nhưng tỷ lệ tử vong do thuốc lá tăng gấp nhiều lần. Ước tính, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong và hút thuốc thụ động gây ra 18.800 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm vaccine sởi tại một trung tâm tiêm chủng

TPHCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

Ngày 26-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và ngộ độc thực phẩm đối với các món đồ ăn nhanh, như: thịt nướng, thịt xiên que, nem chua, thanh cua, tôm viên, gà viên… đang thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tại Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Uống "nước kiềm" chữa bệnh, một phụ nữ nguy kịch, hôn mê sâu

Uống "nước kiềm" chữa bệnh, một phụ nữ nguy kịch, hôn mê sâu

Chỉ 2 ngày sau khi uống “nước kiềm”, nữ bệnh nhân đã bất tỉnh, được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong tình trạng lơ mơ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản, hạ đường máu nặng. 

Nhân viên công tác xã hội bệnh viện: Điểm tựa của người bệnh yếu thế

Nhân viên công tác xã hội bệnh viện: Điểm tựa của người bệnh yếu thế

Năm 2016, Chính phủ ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg về việc lấy ngày 25-3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” nhằm tôn vinh giá trị cao quý của nghề và những người làm công tác này. Riêng trong lĩnh vực y tế, phòng công tác xã hội (CTXH) ở các bệnh viện như “tấm phao cứu sinh” của người bệnh nghèo, là cầu nối giữa nhà hảo tâm với những hoàn cảnh cần giúp đỡ.

TPHCM phấn đấu kiểm soát dịch sởi trong năm 2025

TPHCM phấn đấu kiểm soát dịch sởi trong năm 2025

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch Phòng chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn năm 2025, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát thành dịch; phấn đấu kết thúc dịch sởi trên địa bàn thành phố trong năm 2025.

Thông báo cảnh báo về địa điểm phát hiện cúm gia cầm. Ảnh: THE MIRROR

Anh: Lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 ở cừu

Ngày 24-3, Chính phủ Anh thông báo lần đầu tiên phát hiện cừu nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Ca nhiễm được xác định trong hoạt động giám sát thường xuyên ở một con cừu ở Yorkshire, vùng England, nơi H5N1 đã được tìm thấy ở các loài chim nuôi.