Thuốc AI giúp phát hiện vị trí bệnh trong cơ thể

Các nhà nghiên cứu Mỹ chế tạo thành công viên thuốc gắn cảm biến phát hiện vị trí bệnh, dữ liệu được truyền về máy tính cho trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích. Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm Khan Lab thuộc Trường Kỹ thuật Viterbi - Đại học Nam California (USC), đứng đầu là Phó Giáo sư Yasser Khan, công bố trên Tạp chí Cell Reports Physical Science.

Hệ thống cuộn dây phát hiện vị trí viên thuốc cảm biến do Trường Kỹ thuật Viterbi - Đại học Nam California nghiên cứu. Ảnh: USC
Hệ thống cuộn dây phát hiện vị trí viên thuốc cảm biến do Trường Kỹ thuật Viterbi - Đại học Nam California nghiên cứu. Ảnh: USC

Nhóm đã cùng Viện Đổi mới Hệ thống Y tế và Công nghệ (ITEMS) tại Trung tâm Khoa học Sinh học Hội tụ Michelson thuộc USC đặt một cuộn dây có thể đeo được để tạo từ trường trên áo phông. Cùng lúc, một viên nang chứa cảm biến sẽ đi vào bên trong cơ thể. Nhiệm vụ của cuộn dây là xác định vị trí viên thuốc. Với viên nang, nhóm sẽ đưa vào các cảm biến sinh học cực nhỏ để theo dõi từng loại bệnh được xác định từ đầu. Bên ngoài được bọc “màng cảm biến quang học chọn lọc các loại khí” - lớp màng với cấu tạo chứa vật liệu có các electron thay đổi hành vi khi khí amoniac xuất hiện. Dùng chất liệu cảm biến, nhóm thử nghiệm khả năng bị ăn mòn trong môi trường ruột, ban đầu mô phỏng với chất lỏng và trong ruột bò. Dữ liệu thu được sẽ chuyển đến máy tính, AI phân tích trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Tin cùng chuyên mục