Nhiều khách hàng hy vọng giá ô tô sẽ giảm đáng kể do tác động của thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN về Việt Nam xuống còn 0%. Thế nhưng, điều bất ngờ là đến thời điểm này, giá xe giảm không đáng kể, nhiều mẫu ô tô không những không giảm mà còn tăng giá bán với mức tăng từ 10 - 100 triệu đồng/chiếc.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1-2018, khi thuế của một số dòng xe nhập khẩu từ ASEAN về 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt của các dòng xe động cơ dưới 2.0 giảm thêm 5%, thị trường ô tô vẫn giảm 7% và xe nhập khẩu thì giảm tới gần 1/3. Rõ ràng, thị trường ô tô bị tác động mạnh bởi những thay đổi lớn của chính sách, trong đó có Nghị định 116 của Chính phủ về sản xuất lắp ráp và nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô (NĐ 116). Tuy nhiên, tác động theo hướng nào thì có lẽ cả người làm ra chính sách lẫn người bị tác động bởi chính sách đều đang cảm thấy bối rối. Về phía các doanh nghiệp, dù được đóng góp ý kiến khi xây dựng nghị định nhưng từ thời điểm chính thức ban hành đến khi có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng than vãn về những rào cản mới và liên tục kiến nghị bỏ quy định về giấy chứng nhận kiểu loại ô tô do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp và việc thử nghiệm đối với từng lô xe.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1-2018, khi thuế của một số dòng xe nhập khẩu từ ASEAN về 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt của các dòng xe động cơ dưới 2.0 giảm thêm 5%, thị trường ô tô vẫn giảm 7% và xe nhập khẩu thì giảm tới gần 1/3. Rõ ràng, thị trường ô tô bị tác động mạnh bởi những thay đổi lớn của chính sách, trong đó có Nghị định 116 của Chính phủ về sản xuất lắp ráp và nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô (NĐ 116). Tuy nhiên, tác động theo hướng nào thì có lẽ cả người làm ra chính sách lẫn người bị tác động bởi chính sách đều đang cảm thấy bối rối. Về phía các doanh nghiệp, dù được đóng góp ý kiến khi xây dựng nghị định nhưng từ thời điểm chính thức ban hành đến khi có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng than vãn về những rào cản mới và liên tục kiến nghị bỏ quy định về giấy chứng nhận kiểu loại ô tô do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp và việc thử nghiệm đối với từng lô xe.
Thực tế, trong tháng 1-2018 xe nhập khẩu về thị trường Việt Nam chỉ còn khoảng 1.000 chiếc xe nguyên chiếc, giảm 14 lần so với tháng trước đó và khoảng 7 lần so với cùng kỳ năm trước thì đương nhiên ô tô nhập khẩu trở nên khan hiếm trên thị trường, người tiêu dùng có ít sự lựa chọn phải mua giá đắt hơn. Thị trường ô tô diễn biến khó lường trong những tháng vừa qua khiến các nhà nhập khẩu phải toan tính rất kỹ, nhất là khi chính sách có nhiều thay đổi. Nhưng dù toan tính thế nào thì mục tiêu lợi nhuận của họ vẫn phải đặt lên hàng đầu. Khi những rào cản mọc lên thì ắt sẽ thêm nhiều chi phí. Doanh nghiệp không muốn giảm lợi nhuận để giảm giá nên dù thuế nhập khẩu có giảm, giá xe cũng chỉ giảm nhỏ giọt và sẽ đứng ở mức cao.
Trong khi đó, xe sản xuất, lắp ráp trong nước không thể đáp ứng nhu cầu thị trường. NĐ 116 được cho là cơ hội nhưng các nhà sản xuất ô tô trong nước cũng không thể tận dụng được ngay cơ hội này, nhất là khi nội lực của ngành gần như không có. Sau gần 1/4 thế kỷ được bảo hộ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ, tỷ lệ nội địa hóa thấp, chỉ khoảng 15%-40% - thua xa Thái Lan với mức 80%. Những chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam đang có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba thị trường Mỹ, dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện và chất lượng xe không tương xứng với giá thành.
Theo các chuyên gia, chính sách bảo hộ không nhất quán đã khiến việc nội địa hóa bị chậm trễ, ngành công nghiệp phụ trợ trì trệ. Thậm chí, ưu ái dành cho xe hơi lắp ráp trong nước lại bị biến thành kẽ hở, thay vì nội địa hóa linh kiện để giảm giá thành. Thậm chí, có hãng lại tháo rời từng bộ phận xe hơi và nhập khẩu vào Việt Nam theo dạng bộ linh kiện để hưởng mức thuế thấp. Vòng luẩn quẩn quy mô thị trường nhỏ hẹp và giá xe cao đã khiến ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam không có cơ hội phát triển. Một lần nữa, người chịu thiệt lại là người tiêu dùng.
Mới đây nhất, tại cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của NĐ 116 và Thông tư 03 (hướng dẫn NĐ 116), Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc những bức xúc của doanh nghiệp và sẽ đưa ra giải pháp sớm nhất. Chậm nhất, trong tuần sau sẽ họp các bộ, cơ quan để xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề. Điều đó chứng tỏ chính sách này phức tạp và chưa phù hợp với thực tế như mong muốn. Việc có những chủ trương, cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất tại Việt Nam là hết sức cần thiết và các nước trên thế giới đều có lộ trình để tạo cơ hội phát triển sản xuất trong nước như vậy. Chính sách cũng cần thay đổi để phù hợp với thực tế, nhưng nếu cứ mãi loanh quanh luẩn quẩn, không phục vụ những mục tiêu, lộ trình rõ ràng, dứt khoát thì rốt cục chỉ làm thị trường thêm rối ren. Người tiêu dùng Việt Nam đã chờ đợi quá lâu để có một thị trường ô tô mà giá cả phản ánh giá trị thực của sản phẩm. Họ cũng đã phải mơ quá lâu về chiếc ô tô Việt chất lượng tốt, giá thành giảm. Thế nhưng, những chiếc xe chất lượng tốt, giá thành hạ chỉ có được khi có sự cạnh tranh lành mạnh giữa nhiều nhà sản xuất trong nước, đó mới thực sự là điều người tiêu dùng mong đợi.
Trong khi đó, xe sản xuất, lắp ráp trong nước không thể đáp ứng nhu cầu thị trường. NĐ 116 được cho là cơ hội nhưng các nhà sản xuất ô tô trong nước cũng không thể tận dụng được ngay cơ hội này, nhất là khi nội lực của ngành gần như không có. Sau gần 1/4 thế kỷ được bảo hộ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ, tỷ lệ nội địa hóa thấp, chỉ khoảng 15%-40% - thua xa Thái Lan với mức 80%. Những chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam đang có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba thị trường Mỹ, dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện và chất lượng xe không tương xứng với giá thành.
Theo các chuyên gia, chính sách bảo hộ không nhất quán đã khiến việc nội địa hóa bị chậm trễ, ngành công nghiệp phụ trợ trì trệ. Thậm chí, ưu ái dành cho xe hơi lắp ráp trong nước lại bị biến thành kẽ hở, thay vì nội địa hóa linh kiện để giảm giá thành. Thậm chí, có hãng lại tháo rời từng bộ phận xe hơi và nhập khẩu vào Việt Nam theo dạng bộ linh kiện để hưởng mức thuế thấp. Vòng luẩn quẩn quy mô thị trường nhỏ hẹp và giá xe cao đã khiến ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam không có cơ hội phát triển. Một lần nữa, người chịu thiệt lại là người tiêu dùng.
Mới đây nhất, tại cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của NĐ 116 và Thông tư 03 (hướng dẫn NĐ 116), Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc những bức xúc của doanh nghiệp và sẽ đưa ra giải pháp sớm nhất. Chậm nhất, trong tuần sau sẽ họp các bộ, cơ quan để xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề. Điều đó chứng tỏ chính sách này phức tạp và chưa phù hợp với thực tế như mong muốn. Việc có những chủ trương, cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất tại Việt Nam là hết sức cần thiết và các nước trên thế giới đều có lộ trình để tạo cơ hội phát triển sản xuất trong nước như vậy. Chính sách cũng cần thay đổi để phù hợp với thực tế, nhưng nếu cứ mãi loanh quanh luẩn quẩn, không phục vụ những mục tiêu, lộ trình rõ ràng, dứt khoát thì rốt cục chỉ làm thị trường thêm rối ren. Người tiêu dùng Việt Nam đã chờ đợi quá lâu để có một thị trường ô tô mà giá cả phản ánh giá trị thực của sản phẩm. Họ cũng đã phải mơ quá lâu về chiếc ô tô Việt chất lượng tốt, giá thành giảm. Thế nhưng, những chiếc xe chất lượng tốt, giá thành hạ chỉ có được khi có sự cạnh tranh lành mạnh giữa nhiều nhà sản xuất trong nước, đó mới thực sự là điều người tiêu dùng mong đợi.