Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, dự án luật được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự án luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Thông báo cũng nhấn mạnh, riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật Đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Sáng cùng ngày, Văn phòng Quốc hội cũng ra thông báo cho biết thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp sau của Quốc hội theo quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp.
Đây có thể là sự kiện chưa từng có ít nhất trong vài chục năm trở lại đây trong việc làm luật. Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ngay từ khi manh nha đã nhận được sự quan tâm của cả xã hội và thực sự tạo nên một “con sóng lớn” khi được đặt lên bàn Quốc hội. Càng gần đến ngày Quốc hội chuẩn bị bấm nút thông qua, “cơn sóng lớn” đó càng có tốc độ khủng khiếp, bởi tiếng nói của các chuyên gia, nhà khoa học, của cử tri, của nhân dân càng lúc càng trở lên khẩn thiết. “Sức nóng” của dự luật này cũng đã tạo nên một “tiền lệ” trong hoạt động báo chí ở nghị trường Quốc hội: chỉ trong vài ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 2 lần trao đổi với báo giới về một số vấn đề được dư luận quan tâm trong dự luật và khẳng định Chính phủ sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để có điều chỉnh phù hợp với tình hình; cùng với các giải pháp khác “đảm bảo quốc gia trường tồn, độc lập, phát triển bền vững”. Chiều tối 7-6, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên họp tiếp thu ý kiến về dự án luật này. Cuộc họp do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì với sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, cùng đại diện các bộ, ngành liên quan.
Dự thảo luật về đặc khu trong những ngày qua đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhiều tướng lĩnh và cựu tướng lĩnh… vốn chưa yên tâm với dự thảo luật đưa ra. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến đất đai, ưu đãi… đã được rất nhiều ý kiến đóng góp và chỉ ra những tồn tại, kẽ hở có thể xảy ra và đòi hỏi dự luật cần được hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng những bài học thành công và cả thất bại của các đặc khu trên thế giới, nhất là ở những quốc gia gần Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc để đưa ra những chính sách khả thi nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến. Những ý kiến đóng góp đó mang tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước. Điều mà nhân dân cả nước đòi hỏi là Chính phủ phải lường trước, tính trước tất cả các nguy cơ có thể lợi dụng những chính sách, ưu đãi trong việc thu hút đầu tư để làm nguy hại đến chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
Vì vậy, quyết định của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nhân dân cả nước hoan nghênh bởi đã tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện thái độ trọng thị, lắng nghe ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do dân, vì dân.
Một chính sách, một đạo luật chỉ có thể thành công, thúc đẩy phát triển đất nước khi chính sách đó, luật đó có sự đồng thuận của dân. Đồng thuận càng cao, thành công càng lớn. Và, việc lùi thời gian thông qua để tiếp tục có sự nghiên cứu, hoàn thiện dự luật, tìm tiếng nói chung trong những vấn đề quan trọng, nóng bỏng mà người dân quan tâm là điều hết sức cần thiết.
Sáng cùng ngày, Văn phòng Quốc hội cũng ra thông báo cho biết thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp sau của Quốc hội theo quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp.
Đây có thể là sự kiện chưa từng có ít nhất trong vài chục năm trở lại đây trong việc làm luật. Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ngay từ khi manh nha đã nhận được sự quan tâm của cả xã hội và thực sự tạo nên một “con sóng lớn” khi được đặt lên bàn Quốc hội. Càng gần đến ngày Quốc hội chuẩn bị bấm nút thông qua, “cơn sóng lớn” đó càng có tốc độ khủng khiếp, bởi tiếng nói của các chuyên gia, nhà khoa học, của cử tri, của nhân dân càng lúc càng trở lên khẩn thiết. “Sức nóng” của dự luật này cũng đã tạo nên một “tiền lệ” trong hoạt động báo chí ở nghị trường Quốc hội: chỉ trong vài ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 2 lần trao đổi với báo giới về một số vấn đề được dư luận quan tâm trong dự luật và khẳng định Chính phủ sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để có điều chỉnh phù hợp với tình hình; cùng với các giải pháp khác “đảm bảo quốc gia trường tồn, độc lập, phát triển bền vững”. Chiều tối 7-6, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên họp tiếp thu ý kiến về dự án luật này. Cuộc họp do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì với sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, cùng đại diện các bộ, ngành liên quan.
Dự thảo luật về đặc khu trong những ngày qua đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhiều tướng lĩnh và cựu tướng lĩnh… vốn chưa yên tâm với dự thảo luật đưa ra. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến đất đai, ưu đãi… đã được rất nhiều ý kiến đóng góp và chỉ ra những tồn tại, kẽ hở có thể xảy ra và đòi hỏi dự luật cần được hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng những bài học thành công và cả thất bại của các đặc khu trên thế giới, nhất là ở những quốc gia gần Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc để đưa ra những chính sách khả thi nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến. Những ý kiến đóng góp đó mang tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước. Điều mà nhân dân cả nước đòi hỏi là Chính phủ phải lường trước, tính trước tất cả các nguy cơ có thể lợi dụng những chính sách, ưu đãi trong việc thu hút đầu tư để làm nguy hại đến chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
Vì vậy, quyết định của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nhân dân cả nước hoan nghênh bởi đã tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện thái độ trọng thị, lắng nghe ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do dân, vì dân.
Một chính sách, một đạo luật chỉ có thể thành công, thúc đẩy phát triển đất nước khi chính sách đó, luật đó có sự đồng thuận của dân. Đồng thuận càng cao, thành công càng lớn. Và, việc lùi thời gian thông qua để tiếp tục có sự nghiên cứu, hoàn thiện dự luật, tìm tiếng nói chung trong những vấn đề quan trọng, nóng bỏng mà người dân quan tâm là điều hết sức cần thiết.