Theo đó, khoảng 95% bữa ăn phổ biến nhất trên thế giới có thể được chế biến bằng cách sử dụng các loại thực phẩm thay thế. Thời điểm đó, giá trị các sản phẩm thay thế thịt, trứng, sữa và hải sản trên thị trường có thể đạt ít nhất 290 tỷ USD, hoặc khối lượng đạt 97 triệu tấn (hiện nay là 13 triệu tấn), chiếm 11% tổng lượng protein trên thị trường. Nghiên cứu còn dự báo, tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi nếu công nghệ thay đổi nhanh hơn.
Các chuyên gia cho rằng, đặc điểm quan trọng nhất của thực phẩm thay thế là hương vị và giá cả phải tương đương với sản phẩm truyền thống. Tới năm 2023, các lựa chọn có nguồn gốc thực vật thay thế cho sữa và bánh mì kẹp thịt cũng như các sản phẩm thay thế trứng làm từ đậu nành, đậu Hà Lan và các loại protein khác có thể đạt mức tương đương về giá cả và hương vị. Sau đó vài năm, protein thay thế từ vi sinh vật như nấm, nấm men, tảo đơn bào… cũng sẽ đạt được kết quả như vậy. Theo nghiên cứu, tới năm 2032, các thực phẩm thay thế được nuôi cấy trực tiếp từ tế bào động vật cũng có thể đạt được sự tương đương về giá cả và hương vị.
Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2035, việc chuyển sang thịt và trứng có nguồn gốc thực vật sẽ giúp tiết kiệm được hơn 1 gigaton CO2 tương đương với việc Nhật Bản chuyển sang chế độ than trung tính trong suốt 1 năm, hoặc bằng khối lượng nước cung cấp cho thủ đô London (Anh) trong 40 năm.