Cho thấy nhu cầu thực phẩm organic rất lớn và người tiêu dùng không ngần ngại trả thêm tiền để mua thực phẩm được công nhận. Sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm Việt sạch Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, ngoài các cửa hàng bên ngoài, thị trường cung cấp sản phẩm organic có thêm sự tham gia của 6 siêu thị Co.opmart là Co.opmart Lý Thường Kiệt, Co.opmart Cống Quỳnh, Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, Co.opmart Nguyễn Kiệm, Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu, Co.opmart Phú Mỹ Hưng và siêu thị Co.opXtra nằm trong Trung tâm Thương mại SC VivoCity ở quận 7, TPHCM. Đây đều là các siêu thị lớn, có lượt khách hàng ngày khá cao, trong mỗi siêu thị đều có khu trưng bày riêng khá bắt mắt với tên thương hiệu Co.op Organic. Đối với các siêu thị ở Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn… việc hiện diện một khu vực bán hàng organic trong siêu thị không còn quá xa lạ nhưng ở Việt Nam thì hầu như trước đây không có. Vì vậy, nếu có nhu cầu mua sản phẩm organic (chủ yếu là thực phẩm), người tiêu dùng chỉ còn cách truyền tai nhau những cửa hàng organic quen mà chất lượng và các cam kết về chất lượng hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Chị Tâm (ở quận 3) cho biết, chị là khách quen của một cửa hàng chuyên sản phẩm organic ở quận 1. Mỗi tuần chị đến đây mua rau củ và tôm 2 lần. Chủ yếu về nấu ăn cho con nhỏ để yên tâm hơn. Nếu siêu thị có bán, chị sẽ đi siêu thị để kết hợp mua các nhu yếu phẩm khác cho gia đình sẽ rất tiện. Bên cạnh sự thuận tiện, vấn đề chất lượng sản phẩm vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người mua, bởi khi chọn sản phẩm organic, họ đã chuẩn bị hầu bao cho sản phẩm sạch, an toàn nên ít khi phàn nàn về giá.Nhân rộng điểm bán Với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất có thể, Saigon Co.op không ngừng phát triển để có nguồn cung ổn định và mở rộng trong thời gian tới. Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho biết: “Saigon Co.op chủ động đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải là sản phẩm có giá tốt nhất, không phải qua trung gian như trước đây. Saigon Co.op còn xem đây là trách nhiệm của mình trong việc từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Saigon Co.op cũng đặc biệt quan tâm đến quá trình tạo ra sản phẩm phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường, nguồn đất, nguồn nước, sinh vật xung quanh”. Sau khi cho ra mắt những sản phẩm hữu cơ organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, Saigon Co.op sẽ tiếp tục tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư vào các trang trại hữu cơ khác, nhân rộng điểm bán và phát triển thêm danh mục sản phẩm hữu cơ theo nhu cầu của thị trường; hướng tới trở thành đơn vị dẫn đầu trong chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng sản phẩm organic tại thị trường Việt Nam và hướng đến xuất khẩu. Như vậy, có thể nói sự xuất hiện của các sản phẩm organic được bảo hộ bởi nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam là Saigon Co.op, đã đạt được các chứng nhận chất lượng của thế giới là tín hiệu đáng mừng cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và cho người tiêu dùng trong nước nói riêng. Bởi lẽ, việc canh tác các sản phẩm hữu cơ không quá chú trọng vào năng suất mà hết sức chú trọng việc bảo tồn hệ sinh thái bằng cách không dùng hóa chất trong suốt quá trình canh tác. Bên cạnh đó, khi Saigon Co.op bắt tay cùng nông dân, chuyên gia nông nghiệp và nhà nước để phát triển sản phẩm organic thì vùng canh tác sẽ được mở rộng, từ đó sản lượng sẽ được nâng cao, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Có mặt tại buổi ra mắt thương hiệu Co.op Organic, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá rất cao các sản phẩm đầu tiên của Saigon Co.op. Đồng thời cho biết, diện tích đất canh tác hữu cơ của Việt Nam đã tăng đều qua các năm, đạt trên 76.000ha tính đến năm 2016 và lọt vào top 10 quốc gia có diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất châu Á. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thế giới là việc làm cấp thiết để phát triển các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng, nông nghiệp nói riêng và nền nông nghiệp bền vững nói chung.
Để được gắn logo đạt chuẩn USDA - United States Department of Agriculture, cơ quan chính phủ thực thi các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản phẩm phải đạt tỷ lệ trên 95% thành phần hữu cơ, đồng thời không được sử dụng chất bảo quản và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến. Còn tiêu chuẩn EU của châu Âu cũng nghiêm ngặt tương tự và đã được công nhận của 47 quốc gia.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM - Saigon Co.op, từ ngày 8-5 đã chính thức đưa vào kinh doanh 4 nhóm hàng hữu cơ mang thương hiệu Co.op Organic gồm 2 loại gạo Jasmine, Japonica; dưa leo, bí đao, cà chua; cải ngọt, cải xanh, rau muống; cá basa và tôm sú, tôm thẻ sinh thái. Tất cả các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ - USDA và châu Âu: không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản, không chất phụ gia và không thành phần biến đổi gen. Trong đó, giá các loại rau trung bình 60.000 đồng/kg, cá basa hữu cơ 144.000 đồng/kg, tôm sinh thái 352.000 đồng/kg.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM - Saigon Co.op, từ ngày 8-5 đã chính thức đưa vào kinh doanh 4 nhóm hàng hữu cơ mang thương hiệu Co.op Organic gồm 2 loại gạo Jasmine, Japonica; dưa leo, bí đao, cà chua; cải ngọt, cải xanh, rau muống; cá basa và tôm sú, tôm thẻ sinh thái. Tất cả các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ - USDA và châu Âu: không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản, không chất phụ gia và không thành phần biến đổi gen. Trong đó, giá các loại rau trung bình 60.000 đồng/kg, cá basa hữu cơ 144.000 đồng/kg, tôm sinh thái 352.000 đồng/kg.