Chuyện này không chỉ xảy ra ở các cơ quan nhà nước tính theo lương hệ số, mà còn ở các doanh nghiệp, nhất là kể từ giai đoạn doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tiền lương hệ số theo quy định của Nhà nước và chuyển sang đóng theo mức lương tối thiểu vùng.
Ai cũng biết, người lao động tham gia BHXH và đóng BHXH dựa trên mức tiền lương cao thì chắc chắn lương hưu cũng sẽ cao. Thế nhưng, với cách tính lương hưu trí bình quân như hiện nay của cơ quan BHXH đối với người lao động khi về hưu, cũng như tỷ lệ phần trăm giảm trừ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi do mất sức lao động, vẫn chưa thực sự hợp lý, nếu không muốn nói là tỷ lệ phần trăm giảm trừ đối với người lao động chưa đủ tuổi về hưu do mất sức lao động còn quá cao, điều này vô hình trung sẽ dẫn đến làm giảm tiền lương hưu trí.
Do vậy, để chính sách BHXH cũng như chính sách lương hưu thật sự khuyến khích người lao động tham gia, cũng như đảm bảo nguyên tắc an sinh xã hội và nguyên tắc người lao động về hưu phải sống được với lương hưu, nhất là đối với người lao động nghỉ hưu do bệnh tật, mất sức, rất mong Nhà nước cũng như cơ quan BHXH có cách tính thấu đáo hơn, nhanh chóng thay đổi chính sách tính lương hưu bình quân như hiện nay.
Trong đó cũng cần giảm trừ tỷ lệ phần trăm đối với người lao động về hưu trước tuổi do mất sức lao động hoặc người lao động chưa đóng đủ số năm BHXH theo quy định để hưởng tỷ lệ phần trăm lương hưu cao hơn, nhằm đảm bảo cuộc sống khi về hưu của người lao động sau nhiều năm đóng góp, tham gia chính sách BHXH bắt buộc của Nhà nước.