ĐBSCL hiện có khoảng 35.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm hơn 7,7% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tăng trưởng bình quân hàng năm của vùng chỉ đạt khoảng 10%, bằng 1/2 tốc độ tăng trung bình của cả nước. Với tiềm năng và lợi thế là khu vực kinh tế nông nghiệp năng động, thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL là vấn đề cấp thiết, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế lâu dài của cả vùng.
Sau khi Chính phủ phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 - 2021, đến nay, các tỉnh, thành trong vùng đã xây dựng nhiều chính sách, biện pháp thúc đẩy khởi nghiệp. Bến Tre là địa phương đầu tiên triển khai và hoàn thiện khung chương trình dành riêng cho khởi sự doanh nghiệp mang tên “Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”. Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết: Điểm nhấn của chương trình là việc thành lập các tổ chức hỗ trợ trực tiếp khởi sự doanh nghiệp, bao gồm: Hội đồng tư vấn, trung tâm hỗ trợ, quỹ đầu tư khởi nghiệp… Đến nay, Bến Tre đã tổ chức thành công cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Bến Tre lần thứ nhất; 2 cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp cấp huyện; 100% trường trung học phổ thông cũng đã triển khai môn học “Tìm hiểu kinh doanh” tích hợp vào một số môn học như công nghệ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để giảng dạy. Hiện Bến Tre có gần 5.000 hộ kinh doanh thành lập mới, 540 doanh nghiệp và 180 chi nhánh doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 39% về số lượng doanh nghiệp và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so cùng kỳ năm trước.
Sau khi Chính phủ phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 - 2021, đến nay, các tỉnh, thành trong vùng đã xây dựng nhiều chính sách, biện pháp thúc đẩy khởi nghiệp. Bến Tre là địa phương đầu tiên triển khai và hoàn thiện khung chương trình dành riêng cho khởi sự doanh nghiệp mang tên “Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”. Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết: Điểm nhấn của chương trình là việc thành lập các tổ chức hỗ trợ trực tiếp khởi sự doanh nghiệp, bao gồm: Hội đồng tư vấn, trung tâm hỗ trợ, quỹ đầu tư khởi nghiệp… Đến nay, Bến Tre đã tổ chức thành công cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Bến Tre lần thứ nhất; 2 cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp cấp huyện; 100% trường trung học phổ thông cũng đã triển khai môn học “Tìm hiểu kinh doanh” tích hợp vào một số môn học như công nghệ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để giảng dạy. Hiện Bến Tre có gần 5.000 hộ kinh doanh thành lập mới, 540 doanh nghiệp và 180 chi nhánh doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 39% về số lượng doanh nghiệp và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so cùng kỳ năm trước.
Tại Đồng Tháp, khởi nghiệp là chủ đề được địa phương đặc biệt quan tâm. Nói như ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, tỉnh “rất máu” với khởi nghiệp. “Các cấp chính quyền Đồng Tháp không thể đứng ngoài cuộc, đây là trách nhiệm của cả hệ thống để góp phần cùng quốc gia xây dựng nên hệ sinh thái khởi nghiệp”, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan nói. Ông Lê Minh Hoan cho hay, tại Đồng Tháp cứ 600 người dân/doanh nghiệp, trong khi ở tầm quốc gia là trên 200 người dân/doanh nghiệp. Vấn đề doanh nghiệp và khởi sự doanh nghiệp phải đặt ở vị trí đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó. Vì thế từng ban ngành, lãnh đạo địa phương phải thẩm thấu tinh thần khởi nghiệp và khởi nghiệp ở Đồng Tháp không có tư duy nhiệm kỳ!
Từ năm 2016, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã xây dựng chương trình “Mekong Startup” với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng một tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ biết khao khát lập nghiệp và tinh thần làm chủ; phát huy ý tưởng sáng tạo và kinh doanh. Đồng thời, định hướng đổi mới tư duy kinh tế, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ làm nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở ĐBSCL và cả nước. Mekong Startup sẽ tạo sự kết nối giữa các địa phương, trong đó lấy TP Cần Thơ làm trung tâm, xây dựng mô hình liên kết có hệ thống, VCCI đóng vai trò dẫn dắt và cùng phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan.
Tuy vậy, đến nay phần lớn các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều chưa có các quy định chính thức về khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp mà mới chỉ có kế hoạch chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn nên quá trình thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL vẫn còn rất nhiều hạn chế. Theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, hiện nay chúng ta đang có sự nhầm lẫn trong khái niệm khởi nghiệp (start - up) và lập nghiệp. Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo, đột phá, từ đó tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc chất lượng tốt hơn hẳn cái truyền thống. Trong khi đó, lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể theo cách nhiều người đã làm trước đó. Do đó, chỉ có doanh nghiệp khởi nghiệp mới nằm trong diện được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước để khởi sự kinh doanh. Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, cho rằng cơ sở hạ tầng giao thông ở ĐBSCL còn yếu kém, logistics non trẻ, hoạt động đẩy mạnh công nghệ vào sản xuất còn thấp… Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh so với các địa phương khác, đồng nghĩa với sự cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Chính vì thế, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp trong vùng phải chú trọng đến liên kết, hợp tác và nỗ lực đưa công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.
Rõ ràng, thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL không chỉ vì thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà đây còn là vấn đề mang tính cấp thiết, có tính quyết định đến tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của cả vùng. Tăng cường khởi nghiệp tại ĐBSCL sẽ nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
Từ năm 2016, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã xây dựng chương trình “Mekong Startup” với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng một tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ biết khao khát lập nghiệp và tinh thần làm chủ; phát huy ý tưởng sáng tạo và kinh doanh. Đồng thời, định hướng đổi mới tư duy kinh tế, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ làm nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở ĐBSCL và cả nước. Mekong Startup sẽ tạo sự kết nối giữa các địa phương, trong đó lấy TP Cần Thơ làm trung tâm, xây dựng mô hình liên kết có hệ thống, VCCI đóng vai trò dẫn dắt và cùng phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan.
Tuy vậy, đến nay phần lớn các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều chưa có các quy định chính thức về khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp mà mới chỉ có kế hoạch chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn nên quá trình thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL vẫn còn rất nhiều hạn chế. Theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, hiện nay chúng ta đang có sự nhầm lẫn trong khái niệm khởi nghiệp (start - up) và lập nghiệp. Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo, đột phá, từ đó tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc chất lượng tốt hơn hẳn cái truyền thống. Trong khi đó, lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể theo cách nhiều người đã làm trước đó. Do đó, chỉ có doanh nghiệp khởi nghiệp mới nằm trong diện được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước để khởi sự kinh doanh. Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, cho rằng cơ sở hạ tầng giao thông ở ĐBSCL còn yếu kém, logistics non trẻ, hoạt động đẩy mạnh công nghệ vào sản xuất còn thấp… Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh so với các địa phương khác, đồng nghĩa với sự cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Chính vì thế, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp trong vùng phải chú trọng đến liên kết, hợp tác và nỗ lực đưa công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.
Rõ ràng, thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL không chỉ vì thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà đây còn là vấn đề mang tính cấp thiết, có tính quyết định đến tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của cả vùng. Tăng cường khởi nghiệp tại ĐBSCL sẽ nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.