Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Halal Việt Nam 2024

Chiều 22-10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị Halal Việt Nam 2024, với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Hội nghị có hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và trực tuyến, trong đó có lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, cùng hàng trăm doanh nghiệp.

1000007345-941.jpg
Thủ tướng Phạm Minh đến dự Hội nghị Halal Việt Nam 2024, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC

Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện từ 50 nước, các tổ chức khu vực, quốc tế bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, các đại sứ và đại diện đại sứ quán các nước Hồi giáo là thị trường Halal quan trọng và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

1000007363.jpg

Hội nghị tập trung các nội dung nhằm phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam, như: chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành Halal của các nước và các tổ chức khu vực, quốc tế; cơ hội và các đề xuất hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành Halal, mở cửa thị trường đối với sản phẩm Halal Việt Nam; tiềm năng, định hướng phát triển ngành Halal của Việt Nam và địa phương.

1000007349-6886.jpg
Thủ tướng và các đại biểu thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC

Hội nghị cũng sẽ thúc đẩy đàm phán, hướng tới ký kết các thỏa thuận hợp tác về Halal giữa các cơ quan, địa phương của Việt Nam với một số đối tác Halal tiềm năng, quan trọng.

Nhân dịp này, công bố ra mắt Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia và Bộ Tiêu chuẩn Halal Việt Nam.

1000007367.jpg
1000007369.jpg
1000007370.jpg
1000007371-3629.jpg
Thủ tướng và các đại biểu dự hội nghị, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC
1000007374.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC
1000007380-4250.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC
1000007378.jpg
z5956213638891_3480271d02005e675dfd120b5477044c.jpg
Lễ trao một số văn kiện hợp tác về Halal, chiều 22-10. Ảnh: QUANG PHÚC

“Halal” là một từ trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “cho phép” hoặc “hợp pháp”. Trong Luật Ăn kiêng của người theo đạo Hồi thì Halal liên quan đến Luật Tín ngưỡng, là tiêu chuẩn thực phẩm, đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo các yêu cầu.

Theo Luật Hồi giáo, tất cả các nguồn thực phẩm đều hợp pháp ngoại trừ từ những loài động vật hoặc sản phẩm động vật bị cấm. Một số sản phẩm đặc biệt đạt chuẩn Halal là sữa (bò, cừu, lạc đà, dê), mật ong, cá, rau tươi hoặc hoa quả khô; các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ; các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch…

Trên thế giới, hiện nay có khoảng hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi. Thị trường thực phẩm Halal có những đòi hỏi riêng và rất khắt khe. Thực phẩm sử dụng hàng ngày của người theo đạo Hồi phải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Halal.

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu năm 2022, dự báo chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt 1.670 tỷ USD vào năm 2025.

Đây được xem là cơ hội lớn để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu có chiến lược phát triển đúng hướng.

Tin cùng chuyên mục