Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số góp phần nâng cao năng lực phản ứng chính sách

Trưa 31-8, tại Hội nghị chuyên đề Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến diễn ra ở Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cao vai trò người đứng đầu trong việc thực hiện. 

z5784429750611-3d58b96b68a3b887262b7cb7b696c7fe-714.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhiều mô hình hay

Với hàng trăm thủ tục hành chính của ngành giáo dục, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, ngành đã chọn ra những thủ tục có nhiều người tham gia nhất để ưu tiên số hóa thành các dịch vụ công trực tuyến như thi tốt nghiệp THPT. Năm 2024, ngành đã hoàn thành dịch vụ với hơn 730 ngàn thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, hơn 4,5 triệu nguyện vọng đăng ký, hơn 700 ngàn giao dịch đóng lệ phí trực tuyến.

31-8 THU TUONG LAM VIEC2.jpg
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết. Ảnh: XUÂN QUỲNH

“Để triển khai chuyển đổi số nói chung và thực hiện dịch vụ công trực tuyến nói riêng, quan trọng là phải số hóa dữ liệu, và có dữ liệu sạch. Đến nay, Bộ GD-ĐT đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông cho đến đại học”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu bài học kinh nghiệm.

Trong khi đó, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thông tin, theo số liệu đánh giá, giám sát của Bộ TT-TT, tính đến tháng 7-2024, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của TP Đà Nẵng là 95% (trung bình tỉnh thành là 55%); tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình là 65% (trung bình tỉnh thành là 17%).

Ngoài ra, tỷ lệ số hóa, cấp kết quả thủ tục hành chính từ năm 2023 đến nay là đạt 100% đối với giấy tờ đủ điều kiện, có gần 260.000 người dân trưởng thành có tài khoản công dân số và 1 kho dữ liệu số trên Hệ thống Chính quyền, đạt tỷ lệ 45%; hơn 99% hộ gia đình có điện thoại thông minh.

qqq.png
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẻ. Ảnh: XUÂN QUỲNH

“TP Đà Nẵng nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và triển khai liên tục, đồng bộ nhiều giải pháp, từ thể chế, sự quyết tâm của người đứng đầu, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và vận động sự hưởng ứng, đồng hành của người dân, doanh nghiệp”, ông Lê Trung Chinh chia sẻ.

Theo ông Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thời gian tới, cần phát triển các phần mềm, ứng dụng trong nội bộ các cơ quan nhà nước; nâng cấp, phát triển Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương theo hướng đồng bộ, liên thông và dễ sử dụng; ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến…

Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp

Kết luận hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm. Theo đó, người đứng đầu phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, khen thưởng, kỷ luật kịp thời; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

"Thực tiễn cũng cho thấy, không có gì là không thể. Vấn đề là có quyết tâm làm, có biết cách làm, cách huy động nguồn lực, sức mạnh của người dân và doanh nghiệp; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hay không. Tinh thần là "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã bàn là phải thông, đã ra quân là chiến thắng"", Thủ tướng nêu rõ.

Về quan điểm, định hướng thời gian tới, Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách.

Thủ tướng chỉ rõ 1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 không và 5 tăng cường trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Cụ thể, 1 mục tiêu chung là cắt giảm chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện, tạo thuận lợi và phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

2 trụ cột gồm: kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ và tạo thực hiện thuận lợi dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3 đột phá gồm: pháp lý hóa, số hóa và tự động hóa.

4 không gồm: không giấy tờ, không tiền mặt, không tiếp xúc nếu pháp luật không quy định và không để ai bị bỏ lại phía sau.

IMG_2821.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: XUÂN QUỲNH

5 tăng cường gồm: (1) Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành và tăng cường giám sát, kiểm tra; (2) Tăng cường công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu; (3) Tăng cường đầu tư hạ tầng số; (4) Tăng cường đối thoại, xử lý vướng mắc phát sinh; đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương, đẩy lùi tiêu cực; (5) Tăng cường kiến thức, kỹ năng số, phát triển nhân lực số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Tin cùng chuyên mục