Thủ tướng: FPT chú trọng đào tạo nhân lực công nghệ cao là hướng đi đúng

Ngày 14-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học FPT và Công ty TNHH phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Trong buổi làm việc, đoàn đại biểu tham quan trường Đại học FPT và Công ty TNHH Phần mềm FPT. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt thể hiện sự quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao tại trường Đại học FPT…

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết, từ 2011 đến nay, đã có 18.241 sinh viên tốt nghiệp đại học FPT. FPT đang chiếm vị trí cao trong các lĩnh vực siêu nóng của thế giới, nhờ nguồn nhân lực từ các trường đại học Việt Nam, đại học FPT và cả lưu học sinh Việt Nam.

Năm 2022, lần đầu tiên Tập đoàn FPT đã ghi nhận 1 tỷ USD doanh số từ thị trường nước ngoài, tương đương doanh thu xuất khẩu hồ tiêu - mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tăng trưởng cao ở tất cả các thị trường toàn cầu, đóng góp 7.112 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ tới thăm và làm việc với Trường Đại học FPT

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ tới thăm và làm việc với Trường Đại học FPT

“Đây là thời điểm tạo ra sức hấp dẫn mới cho ngành công nghệ Việt Nam và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta nhờ nguồn lao động kỹ thuật có chứng chỉ, bằng cấp dồi dào. Thậm chí nguồn nhân lực công nghệ cao và rất cao như AI, Chip, IoT, Big Data, kỹ thuật xe điện… Với 100 triệu dân, Việt Nam có thể trở thành trung tâm giáo dục đào tạo công nghệ của thế giới”, ông Trương Gia Bình báo cáo với Thủ tướng. Tiềm năng Việt Nam có thể đứng cao tốp 5 - tốp 10 thế giới về công nghệ thông tin, nông nghiệp và du lịch. Do đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành quyết sách đầu tư mạnh mẽ vào GD-ĐT, nguồn nhân lực 4.0.

FPT kiến nghị cũng Chính phủ tạo điều kiện tập trung phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt là nguồn lực thiết kế chip bán dẫn. Việt Nam cũng cần thành lập trung tâm quốc gia hỗ trợ ngành bán dẫn để phát triển nguồn lực về lâu dài giống mô hình tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào việc xây dựng nhà máy, đào tạo nhân sự cho ngành này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty TNHH phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty TNHH phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, cùng với các doanh nghiệp công nghệ khác của Việt Nam, FPT đã có bước phát triển ấn tượng, góp phần đưa Việt Nam vươn lên, trở thành điểm sáng về công nghệ thông tin trên một số lĩnh vực. Tập đoàn còn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ. Sinh viên Đại học FPT được tổ chức, các doanh nghiệp đánh giá cao, tỷ lệ có việc làm đạt 94,2%. Thủ tướng nhận định đây là hướng đi đúng, là những kết quả rất đáng ghi nhận của các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam nói chung, Tập đoàn FPT nói riêng, FPT cần chuyên tâm cho con đường này.

Thủ tướng cho rằng, việc FPT chú trọng đào tạo nhân lực công nghệ cao là hướng đi đúng

Thủ tướng cho rằng, việc FPT chú trọng đào tạo nhân lực công nghệ cao là hướng đi đúng

Thủ tướng nhắc nhở, Tập đoàn FPT đã đi đúng hướng, cần tiếp tục tập trung phát triển CNTT, phát triển lên công nghệ số, thiết kế sản xuất chip và đi theo đó là đào tạo nguồn nhân lực. Qua những bước thăng trầm và đột phá, con đường FPT đi theo phát triển CNTT, thiết kế phát triển phần mềm, sản xuất chip là con đường đi đúng đắn nhất, phù hợp với xu thế của thế giới, hoàn cảnh của đất nước ta, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và gắn với sự hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ có trách nhiệm thành lập Trung tâm kết nối các nguồn lực; có chính sách, thay đổi chính sách kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ KH-CN, Bộ LĐTB-XH chủ trì cùng nghiên cứu, đưa ra phương án để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngắn hạn và dài hạn để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường và hạnh phúc.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.