Về người:
- Người tử vong: 46 người (Quảng Ngãi: 3 người, Bình Định: 3 người, Khánh Hòa: 27 người, Lâm Đồng: 3 người, Kon Tum: 1 người, Đắk Lắk: 1 người và 8 người do sự cố tàu vận tải).
- Người mất tích: 15 người (Quảng Ngãi: 1 người, Bình Định: 3 người, Phú Yên: 1 người, Khánh Hòa: 5 người và 5 người do sự cố tàu vận tải).
Về nhà ở:
- Nhà sập đổ: 1.358 nhà (Quảng Ngãi: 1 nhà, Bình Định: 125 nhà, Phú Yên: 87 nhà, Khánh Hòa: 993 nhà, Gia Lai: 16 nhà, Đắk Lắk: 119 nhà, Đắk Nông: 14 nhà, Lâm Đồng: 3 nhà).
- Nhà tốc mái, hư hỏng: 114.866 nhà (Quảng Ngãi: 151 nhà, Bình Định: 616 nhà, Phú Yên: 14.504 nhà, Khánh Hòa: 97.930 nhà, Ninh Thuận: 65 nhà, Gia Lai: 140 nhà, Đắk Lắk: 1.334 nhà, Kon Tum: 27 nhà, Đắk Nông: 12 nhà, Lâm Đồng: 87 nhà).
Về tàu thuyền:
- Sự cố tàu vận tải tại vùng biển Bình Định: Có 10 tàu/101 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn (riêng tàu Thanh Hải 18 hiện chưa xác định được số thuyền viên).
Hiện đã cứu vớt được 88 người, 8 người tử vong và 5 người mất tích (số người tử vong và mất tích đã được cập nhật). Đã triển khai phương án không để xảy ra phương án tràn dầu.
- Tàu cá bị chìm, hư hỏng: 1.286 tàu (Đà Nẵng: 4 tàu, Quảng Ngãi: 3 tàu, Bình Định: 19 tàu, Phú Yên: 119 tàu, Khánh Hòa: 1.141 tàu).
Về nông nghiệp, thủy sản:
- Diện tích lúa bị ngập: 5.296 ha (Bình Định: 866ha, Phú Yên: 69 ha, Khánh Hòa: 3.826 ha, Gia Lai: 25 ha, Đắk Lắk: 410 ha, Lâm Đồng: 100 ha).
- Diện tích rau mầu bị ngập, thiệt hại: 14.849 ha (Thừa Thiên Huế: 100ha, Đà Nẵng: 59ha, Quảng Ngãi: 100ha, Bình Định: 440ha, Phú Yên: 3.522ha, Khánh Hòa: 1.620 ha, Ninh Thuận: 2ha, Gia Lai: 732ha, Đắk Lắk: 7.959ha, Đắk Nông: 110ha, Lâm Đồng: 205ha).
- Lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản: 24.435 lồng (Thừa Thiên Huế: 39 lồng; Quảng Ngãi: 23 lồng; Bình Định: 27 lồng; Phú Yên: 26 lồng; Khánh Hòa: 24.320 lồng).
Về lưới điện:
Tính đến 11h00 ngày 6-11, tình hình hệ thống lưới điện như sau:
* Lưới điện 110kV:
- Phú Yên: Toàn bộ trạm biến áp 110kV bị hư hỏng đến nay đã được khôi phục và cấp điện.
- Khánh Hòa: 3/11 trạm biến áp 110kV bị hư hỏng (đến nay chưa khôi phục được do đường dây 110kV có 13 cột bị gãy đổ và 10 cột bị nghiêng).
* Lưới điện trung, hạ thế:
- Tỉnh Phú Yên: 1.641 cột trung, hạ thế bị gãy, nghiêng, đổ (Hiện đã khôi phục được 820 cột và mới cấp điện được đến trung tâm các huyện, thành phố: Tuy An, Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Sông Cầu, Phú Hòa. Các khu vực khác vẫn chưa khôi phục được).
- Tỉnh Khánh Hòa: 626 cột trung, hạ thế và 23 cột 110kV bị gãy, nghiêng, đổ (Hiện mới khôi phục được 352 cột trung, hạ thế và mới cấp điện được một phần các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh và thành phố Nha Trang. Các khu vực khác vẫn chưa khôi phục được).
Qua tình hình ghi nhận tổng hợp, các địa phương nằm trong khu vực tâm bão và mưa lũ đã xin Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp về lương thực và hoá chất để xử lý môi trường. Cụ thể: 26.300 tấn gạo (Bình Định: 1.000 tấn, Phú Yên: 300 tấn, Khánh Hòa 25.000 tấn); 350 cơ số thuốc (Bình Định: 50, Phú Yên: 300); 7 tấn hóa chất lọc nước và 200.000 viên cloraminB và 400.000 viên Aquatabs; vắc xin, hóa chất khử trùng, phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khoảng 100 tấn và 80.000 lít hóa chất; 5.715.000 liều vắc xin các loại (715.000 liều vắc xin gia súc, 5.000.000 liều vắc xin gia cầm) và kinh phí 1.625 tỷ đồng (Bình Định: 150 tỷ đồng, Phú Yên: 320 tỷ đồng, Khánh Hòa: 1.155 tỷ đồng).
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ nỗi mất mát đau thương đối với đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định và chỉ đạo triển khai hỗ trợ ngay cho các địa phương đang bị thiệt hại do mưa lũ bão. Theo đó, mỗi tỉnh bị thiệt hại nặng được hỗ trợ 500 tấn gạo, các tỉnh ít thiệt hại hơn sẽ được hỗ trợ từ 100-200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng để giúp các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão số 12 và mưa lũ khắc phục thiệt hại như Khánh Hoà, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam...