Ngày 11-1, tại TPHCM, Bộ Xây dựng phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 139/2017 (NĐ 139) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản (BĐS), phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15-1 tới.
Đình chỉ hoạt động nếu bán dự án không đủ điều kiện
Được ban hành để hướng dẫn thực hiện 7 luật nên NĐ 139 có rất nhiều quy định mới. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập về các vấn đề liên quan đến nhà ở, kinh doanh BĐS.
Các tổ chức, nhà đầu tư kinh doanh BĐS sẽ đối mặt với nguy cơ bị “treo giò” nếu không tuân thủ pháp luật. Tại Điều 57, Khoản 3 quy định sẽ phạt tiền 250 - 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh BĐS mà BĐS đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, hoặc không được phép đưa vào kinh doanh; kinh doanh BĐS không đúng phạm vi được kinh doanh; ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê BĐS... Ngoài phạt tiền, chủ đầu tư sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh BĐS đến 12 tháng. Theo một cán bộ của ngành thanh tra xây dựng quận 12 có mặt tại hội nghị, chỉ cần chủ đầu tư vi phạm một trong các nội dung trên sẽ bị xử phạt ngay lập tức. Điều này giúp chấn chỉnh quyết liệt đối với hành vi xem thường pháp luật của các chủ đầu tư, dẫn đến hậu quả khách hàng mòn mỏi đòi nhà.
Hình thức xử phạt đối với giao dịch nhà ở cũng rõ ràng hơn, đặc biệt là bán nhà cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng đối với chủ đầu tư bán nhà ở vượt số lượng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu theo quy định; bán nhà ở thuộc khu vực không cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu; không gửi thông tin để đăng trên cổng thông tin điện tử của sở xây dựng về nhà ở đã bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hình thức phạt bổ sung là buộc hoàn trả lại toàn bộ chi phí mà bên mua đã trả và bồi thường thiệt hại...
Công trình nào được hưởng “thời gian vàng”?
Mới nhất và được bàn luận sôi nổi tại hội nghị là quy định tại Điều 15, cho phép 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) để chủ nhà làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép. Vậy trường hợp nào thì được áp dụng “thời gian vàng” này?
Đình chỉ hoạt động nếu bán dự án không đủ điều kiện
Được ban hành để hướng dẫn thực hiện 7 luật nên NĐ 139 có rất nhiều quy định mới. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập về các vấn đề liên quan đến nhà ở, kinh doanh BĐS.
Các tổ chức, nhà đầu tư kinh doanh BĐS sẽ đối mặt với nguy cơ bị “treo giò” nếu không tuân thủ pháp luật. Tại Điều 57, Khoản 3 quy định sẽ phạt tiền 250 - 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh BĐS mà BĐS đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, hoặc không được phép đưa vào kinh doanh; kinh doanh BĐS không đúng phạm vi được kinh doanh; ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê BĐS... Ngoài phạt tiền, chủ đầu tư sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh BĐS đến 12 tháng. Theo một cán bộ của ngành thanh tra xây dựng quận 12 có mặt tại hội nghị, chỉ cần chủ đầu tư vi phạm một trong các nội dung trên sẽ bị xử phạt ngay lập tức. Điều này giúp chấn chỉnh quyết liệt đối với hành vi xem thường pháp luật của các chủ đầu tư, dẫn đến hậu quả khách hàng mòn mỏi đòi nhà.
Hình thức xử phạt đối với giao dịch nhà ở cũng rõ ràng hơn, đặc biệt là bán nhà cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng đối với chủ đầu tư bán nhà ở vượt số lượng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu theo quy định; bán nhà ở thuộc khu vực không cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu; không gửi thông tin để đăng trên cổng thông tin điện tử của sở xây dựng về nhà ở đã bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hình thức phạt bổ sung là buộc hoàn trả lại toàn bộ chi phí mà bên mua đã trả và bồi thường thiệt hại...
Công trình nào được hưởng “thời gian vàng”?
Mới nhất và được bàn luận sôi nổi tại hội nghị là quy định tại Điều 15, cho phép 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) để chủ nhà làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép. Vậy trường hợp nào thì được áp dụng “thời gian vàng” này?
Theo bà Vũ Thị Hường, Phó phòng Tổng hợp - Thanh tra Bộ Xây dựng, đối với công trình xây dựng đã kết thúc, việc xây dựng không phép - sai phép sẽ bị tháo dỡ, không có việc phạt rồi cho tồn tại. Các công trình vi phạm dạng sau cũng bị tháo dỡ ngay lập tức: Không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt (trong trường hợp miễn giấy phép xây dựng); công trình vi phạm chỉ giới xây dựng; công trình sai cốt xây dựng; lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông; cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng.
Ngoài những trường hợp nêu trên thì công trình đang xây dựng mà phát hiện không phép - sai phép sẽ cho phép dừng 60 ngày, lập biên bản vi phạm hành chính để chủ công trình lập thủ tục xin cấp phép hoặc điều chỉnh giấy phép, đây là điểm khác cơ bản nhất so với quy định trước đây. Nếu quá thời hạn trên, công trình không có đầy đủ hồ sơ theo luật định sẽ bị tháo dỡ.
“Vì sao lại có điểm dừng này? Đây là một bước tạo điều kiện cho người dân “thêm lần nữa khắc phục sai phạm” của mình, trong tình hình thực tế hiện nay khi mà công tác quy hoạch chưa phủ kín, việc xin giấy phép xây dựng còn khó khăn, chỉ áp dụng trong giai đoạn quá độ cho phù hợp với tình hình của các địa phương”, bà Hường giải thích. Về trình tự, thời gian cũng như các thủ tục để xử lý các công trình không phép - sai phép; việc cưỡng chế sẽ quy định rõ ràng hơn trong thông tư mà Bộ Xây dựng đang soạn thảo, ban hành riêng sau này.
Về vấn đề ngưng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng không phép - sai phép, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong dự thảo NĐ 139 có đề cập nhưng Bộ Tư pháp cho rằng đây không phải là biện pháp ngăn chặn, nên đã bỏ đi. Sau đó, tại các buổi tiếp xúc cử tri và làm việc với các địa phương, vấn đề này được xới lên lần nữa, theo hướng cần có biện pháp này để xử lý hiệu quả hành vi xây dựng không phép - sai phép. Vì vậy, Bộ Xây dựng quyết định đề xuất Chính phủ trong thời gian tới sẽ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, trong đó bổ sung biện pháp ngừng cung cấp điện, nước song song với trình tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Ngoài những trường hợp nêu trên thì công trình đang xây dựng mà phát hiện không phép - sai phép sẽ cho phép dừng 60 ngày, lập biên bản vi phạm hành chính để chủ công trình lập thủ tục xin cấp phép hoặc điều chỉnh giấy phép, đây là điểm khác cơ bản nhất so với quy định trước đây. Nếu quá thời hạn trên, công trình không có đầy đủ hồ sơ theo luật định sẽ bị tháo dỡ.
“Vì sao lại có điểm dừng này? Đây là một bước tạo điều kiện cho người dân “thêm lần nữa khắc phục sai phạm” của mình, trong tình hình thực tế hiện nay khi mà công tác quy hoạch chưa phủ kín, việc xin giấy phép xây dựng còn khó khăn, chỉ áp dụng trong giai đoạn quá độ cho phù hợp với tình hình của các địa phương”, bà Hường giải thích. Về trình tự, thời gian cũng như các thủ tục để xử lý các công trình không phép - sai phép; việc cưỡng chế sẽ quy định rõ ràng hơn trong thông tư mà Bộ Xây dựng đang soạn thảo, ban hành riêng sau này.
Về vấn đề ngưng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng không phép - sai phép, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong dự thảo NĐ 139 có đề cập nhưng Bộ Tư pháp cho rằng đây không phải là biện pháp ngăn chặn, nên đã bỏ đi. Sau đó, tại các buổi tiếp xúc cử tri và làm việc với các địa phương, vấn đề này được xới lên lần nữa, theo hướng cần có biện pháp này để xử lý hiệu quả hành vi xây dựng không phép - sai phép. Vì vậy, Bộ Xây dựng quyết định đề xuất Chính phủ trong thời gian tới sẽ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, trong đó bổ sung biện pháp ngừng cung cấp điện, nước song song với trình tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Lần đầu tiên, pháp luật quy định rõ hình thức xử phạt việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở: bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng. Đặc biệt, đối với vấn đề gây tranh cãi lâu nay là phí bảo trì, mức phạt từ 100 - 150 triệu đồng nếu chủ đầu tư không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư; không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định.