Trị giá thịt heo nhập khẩu tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ 2018
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt heo, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, giá trị thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ riêng trong tháng 1-2019 là 3,23 triệu USD, gần bằng với giá trị nhập khẩu thịt heo của 4 tháng đầu năm 2018 (3,51 triệu USD). Giá trị thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3-2019 và tháng 4-2019 lần lượt là 10 triệu USD và 9 triệu USD.
Do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, nhiều công ty chế biến thực phẩm, bếp ăn công nghiệp và người tiêu dùng lo ngại thịt heo trong nước không an toàn nên chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh nhập ngoại.
Giá cả cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh của thịt heo đông lạnh nhập khẩu: có loại giá về cảng Việt Nam chỉ xấp xỉ 30.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá heo hơi trong nước. Ngày 20-6, giá heo hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn tại miền Nam trong khoảng từ 31.000 - 38.000 đồng/kg.
Sự cạnh tranh của thịt đông lạnh nhập khẩu tạo sức ép lên ngành chăn nuôi nội địa, bởi hơn hai năm qua, ngành chăn nuôi heo nước ta đã chịu nhiều tổn thất do liên tiếp hứng chịu nhiều đợt dịch bệnh như dịch lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi.
Theo số lượng ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 5-2019, đàn heo cả nước đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trước thực trạng đó, ngày 14-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội nghị bàn các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững, gia tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi và chế biến thịt heo Việt Nam.
Hầu hết các ý kiến tại hội nghị cho rằng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học trong nước là biện pháp quan trọng nhất hiện nay để có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch.
Đáp ứng an toàn sinh học, thịt mát “ngon - sạch - dinh dưỡng” hút hàng
Ở thịt đông lạnh, thịt heo được cấp đông ở -18 độ C và bảo quản thời gian dài trước khi bán, đặc biệt là với thịt nhập khẩu. Trong quá trình đông lạnh, các tinh thể nước kết tinh và cứa vào mô thịt.
Khi rã đông, đa số người sử dụng chỉ ngâm nước thời gian ngắn rồi chế biến khiến lượng nước trong mô thịt thất thoát, miếng thịt kém hấp dẫn về mặt cảm quan, vị thịt nhạt đi.
Ngoài ra, nguồn thịt heo nhập từ Mỹ và Canada có thể còn dư lượng chất tạo nạc. Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết ractopamine là chất cấm đứng đầu trong danh mục 18 chất cấm trong chăn nuôi ở nước ta, chỉ sau hai chất salbutamol và clenbuterol. Nhưng ở nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan… lại cho phép sử dụng.
Cũng theo ông Bình, nhiều nước cho sử dụng vì chất ractopamine bị đào thải rất nhanh qua đường nước tiểu. Sau khoảng 2 ngày lượng đào thải là 73%, sau 4 ngày đào thải 93% và sau 14 ngày thì bằng các phân tích sắc ký cũng không còn phát hiện ra chất này trong vật nuôi.
Do đó công tác kiểm soát chất cấm ractopamine trong thịt nhập khẩu cũng rất khó khăn. Hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở việc lấy mẫu ngẫu nhiên và nếu nhập khẩu thịt đông lạnh càng khó vì cơ quan thú y không thể kiểm hết trên thị trường.
Để mua thịt heo ngon và an toàn, người tiêu dùng gần đây có thêm sự lựa chọn mới là thịt mát. Ở nước ta, Tiêu chuẩn Quốc gia về thịt mát được công bố vào năm 2018. Theo đó, thịt heo ngay sau khi giết mổ được xử lý làm mát để bảo đảm tâm thịt ở phần dày nhất đạt nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C trong thời gian không quá 24 giờ sau giết mổ.
Đây là “nhiệt độ vàng” bởi ở điều kiện này, vi sinh vật bị kìm hãm sự phát triển, duy trì được một số enzyme giúp thịt tươi ngon và giữ trọn chất dinh dưỡng. Chính nhờ những ưu điểm này mà thịt mát đã vô cùng phổ biến tại các nước Âu, Mỹ từ những năm 1960.
Trong tương lai, thịt mát được dự đoán là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt cũng như xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều công ty tại Việt Nam ra mắt sản phẩm thịt heo mát như C.P, GreenFeed, MNS Meat Hà Nam…
Tháng 6-2018, người tiêu dùng tại Hà Nội vô cùng hào hứng trước sự trở lại của thịt mát MEATDeli. Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 6, thịt heo mát MEATDeli đã thu hút hơn 100.000 lượt người mua.
98% người tiêu dùng tham gia khảo sát thích MEATDeli hơn những loại hay thương hiệu thịt khác. 92% người tiêu dùng được khảo sát quyết định chuyển sang sử dụng sản phẩm của MEATDeli sau khi dùng thử lần đầu.
Lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn chiều của gia đình, chị Thu (nhân viên văn phòng, quận Thanh Xuân) cho biết: “Thịt mát MEATDeli ấn vào có cảm giác mềm mượt, màu sắc thịt hồng hào rất bắt mắt. Đặc biệt, loại thịt này không cần sơ chế, rã đông mà có thể chế biến được ngay”.
Có thể nói, với nguồn thịt heo hoàn toàn nội địa, toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu theo mô hình 3F đảm bảo an toàn sinh học, thịt mát MEATDeli đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm thịt thỏa mãn các yếu tố sạch, tươi ngon và dinh dưỡng.
Ở mô hình 3F, quy trình sản xuất thịt được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thức ăn, chọn con giống, chăn nuôi theo công nghệ cao đến khâu giết mổ và chế biến.
Chữ F đầu tiên - “Feed” - đại diện cho thức ăn chăn nuôi chất lượng đạt chuẩn. Heo được nuôi bằng thức ăn theo công nghệ Bio-zeem, đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, không thuốc tăng trưởng hay chất tạo nạc.
Chữ F thứ hai là Farm - trang trại. Tại trang trại kỹ thuật cao MNS Nghệ An, con giống được tuyển chọn khắt khe từ nguồn heo khỏe, loại trừ hoàn toàn mầm bệnh. Trang trại tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và an toàn sinh học.
Chữ F cuối cùng là Food - quy trình chế biến thịt theo chuẩn châu Âu. Sau khi đến nhà máy, heo được chăm sóc kỹ lưỡng từ 2 - 3 ngày. Trước khi làm ngất bằng khí CO2 từ 10 đến 20 giây, heo được cách ly và nghe nhạc thư giãn. Thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C trong vòng 24 giờ.
Toàn bộ quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo ở điều kiện nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Đặc biệt, thịt được đóng gói kín bằng công nghệ Oxy-Fresh, tăng cường lượng oxy giúp thịt tươi ngon và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Để tăng cường hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, MEATDeli còn áp dụng hệ thống 3 tuyến kiểm dịch:
- Tuyến 1: Kiểm dịch lợn ngay tại trại, chỉ thu mua lợn khỏe có kết quả âm tính với dịch tả lợn châu Phi;
- Tuyến 2: Kiểm dịch lợn trước khi nhập vào nhà máy, bảo đảm thêm 1 lần nữa không có lợn mang mầm bệnh;
- Tuyến 3: Kiểm dịch thịt lợn trước khi xuất từ nhà máy, chắc chắn thịt mát MEATDeli đưa ra thị trường không nhiễm mầm bệnh.
Ngoài các sản phẩm thịt vai, ba rọi, thịt đùi, chân giò rút xương…, từ tháng 6/2019, MEATDeli còn có thêm lòng heo mát: tim, gan, cật. Các sản phẩm hiện đang có bán tại hệ thống hơn 50 cửa hàng, đại lý MEATDeli và hệ thống siêu thị VinMart tại Hà Nội.