PHÓNG VIÊN: Bước tiến lớn nhất của quân đội Việt Nam khi tham gia LLGGHB sau 7 năm là gì, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng HOÀNG KIM PHỤNG, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam: Năm 2014, Việt Nam cử 2 sĩ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đến nay đã có 55 sĩ quan của quân đội tham gia các nhiệm vụ sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu tại phái bộ, quan sát viên quân sự, sĩ quan phân tích thông tin tình báo....
Đặc biệt, Việt Nam đã có 3 sĩ quan trúng tuyển vào làm việc tại Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở Liên hiệp quốc (LHQ) tại Hoa Kỳ. Quy trình ứng thi vào các vị trí tại trụ sở LHQ vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường, để có một vị trí làm việc tại đây, sĩ quan của ta phải vượt qua 200 sĩ quan ứng thi từ các nước thành viên khác.
Việc Việt Nam có 3 sĩ làm việc tại trụ sở LHQ, trực tiếp tham gia vào công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động tại các Phái bộ GGHB LHQ là bước tiến quan trọng.
Với hình thức đơn vị, năm 2018 đánh dấu bước tiến quan trọng khi Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại Nam Sudan. Hiện nay, chúng ta đã cử 189 cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 1 số 1, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đi thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại phái bộ này. Dự kiến, Đội Công binh cũng Việt Nam là đơn vị tiếp theo sẽ tham gia hoạt động GGHB của LHQ trong thời gian tới.
Đúng vậy, kết quả trên một lần nữa khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nỗ lực thực hiện những nghĩa vụ của một quốc gia thành viên LHQ, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Việc tham gia lực lượng GGHB và đạt được nhiều thành tích xuất sắc đã nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế của đất nước và lực lượng vũ trang Việt Nam, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cán bộ, phục vụ nhu cầu xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Đây là cơ hội mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự và dân sự, góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ trong các điều kiện phức tạp, đa dạng, chiến tranh công nghệ cao, ứng phó có hiệu quả các tình huống trong điều kiện chiến tranh hiện đại, thảm họa tự nhiên và các thách thức an ninh phi truyền thống.
Hiện chúng ta có sĩ quan tham mưu, quân y, sắp tới có công binh. Cụ thể, nếu tham gia vào lực lượng GGHB LHQ, nhiệm vụ của đội công binh sẽ là gì?
Biểu biên chế của đội công binh có quân số dự kiến hơn 300 người (290 chính thức và 29 dự bị) gồm quân số của Bộ Tư lệnh Công binh và quân số phối thuộc của các đơn vị (Cục GGHB Việt Nam, Bộ Tư lệnh Đặc công, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc, Cục Quân y, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp…).
Trong 4 năm qua, việc huấn luyện được tiến hành theo đúng kế hoạch với các nội dung chuyên ngành rà phá bom mìn, xây dựng, ngoại ngữ... Các khóa huấn luyện trong nước và quốc tế của đội công binh đều nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia quốc tế.
Dự kiến sẽ có một vài đợt kiểm tra, khảo sát đánh giá năng lực của đội công binh. Nếu vượt qua các vòng kiểm tra, đội công binh sẽ thực hiện nhiệm vụ vào cuối năm nay. Hiện việc chọn địa bàn triển khai đang được đàm phán. Nhiều khả năng đội công binh sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Cộng hòa Trung Phi - địa bàn được đánh giá là an toàn và thuận lợi cho triển khai lực lượng GGHB LHQ.
Nhiệm vụ cụ thể của đội công binh là xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng, xây dựng nhà cao tầng… Đội cũng có nhiệm vụ rà phá bom mìn tại khu vực tiến hành xây dựng. Dựa trên năng lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đối phó với thiên tai, lũ lụt…, đội Công binh tham gia LLGGHB đáp ứng mong muốn của LHQ đã bổ sung thêm lực lượng, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ bắc cầu, bắc phà.
Một thành phần đặc biệt xuất hiện trong đội công binh là lực lượng đặc công?
Cục GGHB đã lấy những quân nhân có năng lực rất cao từ Bộ tư lệnh Đặc công vào đội hình. Các phân đội thuộc Binh chủng Đặc công sẽ huấn luyện, sử dụng các trang bị hỗ trợ chống bạo động, các phương tiện hỗ trợ (quân sự), khai thác sử dụng các loại vũ khí, trang bị dùng cho nhiệm vụ GGHB LHQ, các đội hình cơ bản, giải tán đám đông, chống gây rối bạo loạn… Họ sẽ bảo vệ an toàn cho các đồng đội của mình, cũng như bảo vệ các công trình mà chúng ta sẽ xây dựng ở Phái bộ LHQ.
Không dừng lại ở việc cử các sĩ quan, các đơn vị tham gia GGHB tại các phái bộ, Việt Nam đã đề xuất thành thành lập Trung tâm gìn giữ hoà bình khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trung tâm nếu được thành lập, sẽ huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực của các lực lượng như công binh, quân y, ngoại ngữ, pháp luật… ?
Việt Nam đưa ra đề xuất này từ gợi ý của LHQ. Chúng ta tham gia LLGGHB muộn so với nhiều nước, nhưng được các quốc gia liên quan và LHQ đánh giá là đạt kết quả xuất sắc. Đây là minh chứng rõ ràng về năng lực huấn luyện, chuẩn bị lực lượng của Việt Nam. Đề xuất thành lập trung tâm bước đầu một số quốc gia đối tác rất hào hứng ủng hộ.
Hiện nay, Cục GGHB Việt Nam có một Trung tâm huấn luyện đào tạo lực lượng trong nước đi làm nhiệm vụ "mũ nồi xanh". Trên những kết quả, kinh nghiệm trong việc đào tạo đã có, Cục GGHB Việt Nam đang xây dựng lịch trình, giáo án, chương trình huấn luyện chuẩn, hiệu quả, phù hợp với tiêu chí của LHQ.
Giáo trình này khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng mềm để xử lý công việc ở từng vị trí như sĩ quan tham mưu, sĩ quan phân tích tình báo, quan sát viên quân sự...
Thực tế, Việt Nam đã tổ chức 13 khóa huấn luyện quốc tế. Nhiều học viên và chuyên gia quốc tế đã tham dự và đánh giá cao chất lượng học tập từ các khóa học.
Đó là những thành công lớn mà các quốc gia trong ASEAN nói riêng và trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình nói chung rất ngưỡng mộ. Họ muốn Việt Nam trở thành một trong những trung tâm quốc tế và khu vực về huấn luyện GGHB.
Đúng vậy! Chúng ta xây dựng Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh gìn giữ hòa bình… nhằm thực hiện nhiệm vụ tại các phái bộ. Đồng thời, khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước, đây cũng là lực lượng sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn, giải quyết các thách thức phi truyền thống như thiên tai, thảm họa (MH370, động đất, sóng thần...), xử lý tàn tích bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (Dioxin)...
Lực lượng “mũ nồi xanh” của Việt Nam không chỉ đơn thuần hoàn thành sứ mệnh GGHB mà còn là các “sứ giả” của hoà bình và tình hữu nghị, gần gũi, gắn bó với người dân bản địa, giúp đỡ cộng đồng dân cư ở địa bàn.
Hình ảnh về những chiến sĩ quân y Việt Nam tận tụy hết lòng chăm sóc người bệnh, chia sẻ khó khăn với người dân địa phương, may và phát khẩu trang phòng chống Covid-19 đã làm cho người dân các nước thêm hiểu và thêm yêu mến Việt Nam. Đây là một trong những nỗ lực góp phần đưa màu cờ Việt Nam phủ rộng hơn trên bản đồ gìn giữ hòa bình thế giới.
*Xin cảm ơn Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng!
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: |